1. Họ tội nghiệp chính mình
Những kẻ đóng vai nạn nhân luôn nghĩ thế giới thật độc ác và họ quá yếu ớt để thay đổi bất kỳ điều gì.
Nhưng sự thật là thế giới bên ngoài luôn không dễ dàng, mà họ thì không ngừng tự thương hại mình và cố gắng làm người khác cũng tội nghiệp họ.
2. Họ thao túng người khác
Họ thích tỏ vẻ yếu đuối để được mọi người thông cảm, giúp đỡ. Đó là cách họ chơi đùa với cảm xúc và thao túng người khác.
Họ cũng khiến bạn cảm thấy tội lỗi vì bất kỳ việc gì bạn làm với họ. Kết quả, họ cố gắng giành nhiều sự chú ý hơn và khiến người khác nghe theo họ.
3. Họ khiến bạn mệt mỏi
Người thích đóng vai nạn nhân có thể khá dính người, họ cố gắng để người khác giúp đỡ họ giải quyết vấn đề.
Họ tạo dựng hình ảnh của một người cần giúp đỡ, từ chối chịu trách nhiệm bất kỳ việc gì và dựa dẫm vào những người xung quanh.
Sau khi ở cùng họ một thời gian, bạn sẽ cảm thấy mọi sự kiên nhẫn, năng lượng và cảm xúc đều bị rút cạn.
4. Họ mắc kẹt trong cuộc sống
Những kẻ đóng vai nạn nhân luôn tỏ ra vô dụng, họ không cố gắng để tiến bộ trong cuộc sống, làm cuộc sống của mình tốt đẹp hơn.
Về cơ bản, họ mắc kẹt trong cuộc sống của mình. Họ có hàng trăm lý do để viện cớ. Dù bạn có cố gắng giúp đỡ họ thì cũng bị từ chối ngay.
5. Họ tạo ra những rào cản
Họ không thích lắng nghe bất kỳ điều gì bạn nói về thái độ hay hành vi của họ. Họ không chịu chấp nhận khuyết điểm của mình.
Nếu bạn cố gắng khuyên giải, họ sẽ lựa chọn cắt đứt cuộc trò chuyện. Sự cảm tính và vô lý khiến những mối quan hệ của họ trở nên hỗn loạn nhưng họ chẳng bao giờ cho rằng lỗi là ở mình.
6. Họ khó tin tưởng người khác
Đây là do vấn đề tâm lý bên trong những người đóng vai nạn nhân - họ thiếu tự tin, không tin tưởng chính mình.
Họ áp đặt cảm xúc của mình lên mọi người cho tin rằng người khác cũng thiếu niềm tin giống họ. Bạn rất khó có thể thuyết phục họ tin tưởng.
7. Họ không ngừng so sánh mình với người khác
Vì thiếu tự tin, họ không thể ngừng so sánh mình có tốt hơn người khác hay không. Họ sẽ so sánh một cách tiêu cực và thất vọng vì điều đó.
Hành vi tự chỉ trích này có hại cho cả họ và những người xung quanh, vì họ luôn cố gắng để được người khác thương cảm. Nhưng thực tế không ai là hoàn hảo cả, bất kỳ ai trong chúng ta cũng đều thiếu sót. Đây là điều hoàn toàn bình thường.
8. Họ không hạnh phúc với cuộc đời của mình
Cho dù có điều tích cực nào xảy ra trong cuộc sống, những kẻ đóng vai nạn nhân cũng không coi trọng và không thấy đủ. Cho dù có thiếu sót, sai lầm nào, họ vẫn muốn có được nhiều hơn cho mình.
Bởi vậy, họ không bao giờ ngừng than vãn, nó như một vòng luẩn quẩn. Họ bi quan và không biết trân trọng những điều tươi sáng trong cuộc sống.
9. Họ dễ dàng gây tranh cãi
Mỗi người có những ý kiến, quan điểm, cảm xúc khác nhau. Nhưng với kẻ đóng vai nạn nhân, nếu người khác không đồng tình với họ, họ sẽ coi đó là sự xúc phạm và tấn công đối phương.
Họ cảm thấy mọi người xung quanh muốn tổn thương tâm lý họ, do đó họ lúc nào cũng chuẩn bị gây gổ.
10. Họ trốn tránh trách nhiệm
Họ luôn coi vấn đề là của người khác, luôn đổ lỗi cho ai đó vì những thất bại và rắc rối của mình.
Họ không chắc chắn với bất kỳ điều gì và sợ chịu trách nhiệm cho những hành vi của chính mình. Họ sẽ trốn tránh trách nhiệm và để mặc cho người khác phải giải quyết.
* Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo.
(Theo Bright Side)
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết 10 dấu hiệu nhận diện kẻ luôn thích đóng vai nạn nhân, cẩn thận kẻo làm phúc phải tội tại chuyên mục Kỹ năng sống của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].