Sâu biển là loài quen thuộc đối với dân miền biển khu vực phía Nam. Chúng thường xuất hiện vào tháng 4, tháng 5 hàng năm khi vào mùa sinh sản.
Với dân biển, chúng không quá đáng sợ dù có gây ngứa. Họ thậm chí còn bắt, xử lý lông loài này để dùng câu một số loài cá biển, đặc biệt là cá Hanh bởi sâu biển khá béo, có máu tanh, dễ dụ cá. Nhưng đối với khách du lịch nói chung, do ít va chạm, chưa từng được thấy nên có cảm giác sợ với loài sinh vật này.
Các nhà sinh học biển cũng khẳng định, nếu bị dính lông của loài này thì nạn nhân không bị ảnh hưởng nhiều về mặt sức khoẻ mà chỉ bị ngứa. Chúng chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn nhằm mục đích sinh sản, sau đó sẽ trở lại đáy biển.
Ở Việt Nam mới chỉ có 1 số nghiên cứu khoa học về loài này, tập trung chủ yếu ở vấn đề gây hại cho người nuôi ngao, sò và gây ngứa khi ngư dân chạm phải trong quá trình xử lý đáy đầm. Tuy nhiên các bác sỹ cũng đã có những cách xử lý vết thương do lông sâu biển gây nên.
Mời các bạn cùng xem bản tin của Đài truyền hình Vĩnh Long về vấn đề này:
Mạnh TuấnBạn đang xem bài viết Xử lý thế nào nếu bị dính lông sâu biển? tại chuyên mục Super tag của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].