Xót xa hình ảnh những người phụ nữ 'bó chân gót sen' cuối cùng của Trung Quốc

Nhiếp ảnh gia người Anh Jo Farrell đã dành 13 năm để ghi lại hình ảnh tư liệu về những người phụ nữ từng theo tập tục 'bó chân gót sen' của Trung Quốc thời phong kiến.

Tục bó chân gót sen của người Trung Quốc xưa

Một đôi chân dài không quá 10 cm - đó từng là một ước mơ của hàng triệu cô gái Trung Quốc thời phong kiến.

Những cô bé từ khi mới lên 5 đã phải bó đôi chân mình trong hết lớp vải này đến lớp vải khác suốt hàng chục năm trời để có được một đôi ''gót sen'' như ý.

  Đôi chân của bà Hoàng Xuân Hồng, bà chia sẻ rằng mẹ bà đã bắt bà phải bó chân từ khi còn nhỏ xíu

Đôi chân của bà Hoàng Xuân Hồng, bà chia sẻ rằng mẹ bà đã bắt bà phải bó chân từ khi còn nhỏ xíu

Dù đối với xã hội ngày nay, đó được xem như một điều tàn nhẫn, nhưng 100 năm trước, những đôi chân 'gót sen' ấy sẽ giúp các cô gái được gia đình trọng vọng cũng như có được một người chồng danh giá hơn.

  Bà Cao Mai Linh 87 tuổi, bà đã bó chân từ khi 3 tuổi và đã bó chân được 84 năm

Bà Cao Mai Linh 87 tuổi, bà đã bó chân từ khi 3 tuổi và đã bó chân được 84 năm

Một tác giả Trung Hoa thế kỷ 17 từng viết về những đôi chân bó chặt của người phụ nữ như một biểu tượng của sự 'quyến rũ' và khiến những người đàn ông không thể cưỡng lại, trong khi đó những đôi chân bình thường bị coi là 'thô ráp', 'đàn ông', 'không đủ tinh tế'.

'Khó có thể tưởng tượng được những người phụ nữ thời ấy đã phải trải qua một quá trình đau đớn đến vậy chỉ để vừa lòng xã hội ra sao' - Jo Farrell chia sẻ. 

  Những người phụ nữ này phải tự làm giày riêng cho mình

Những người phụ nữ này phải tự làm giày riêng cho mình

Đồng thời, nữ nhiếp ảnh gia này cũng cho rằng khó có thể dùng tiêu chuẩn ngày nay để phán xét những tập tục cổ xưa, bởi tiêu chuẩn sắc đẹp đúng là thời nào cũng có, giống như một số cô gái ngày nay cố gắng trở nên thanh mảnh hay phẫu thuật thẩm mỹ để có thể được coi là đẹp. 

Từ những truyền thuyết cổ xưa...

Dưới thời Nam Đường (937-975), truyền thuyết kể lại rằng có một cung nữ biểu diễn cho Hoàng đế và các quần thần xem. Cô gái trẻ uyển chuyển, duyên dáng với từng điệu vũ của mình và những gót chân quấn lụa lướt trên sàn như chốn bồng lai tiên cảnh.

Rồi từ đó, cái "đôi chân gót sen" nhỏ nhắn, mềm mại đó được các cung tần, phi tử khác trong cung vua đồn thổi là thứ khiến lòng vua ngây ngất. Một đồn mười, mười đôi trăm rồi qua hàng trăm năm lịch sử, các thiếu nữ vẫn cuồng si đôi gót chân thon nhỏ kia với mong muốn được đàn ông để ý. Những cái tên mĩ miều được dùng cho chúng: chân gót sen" hay "gót huệ"...

Nhưng người khác biết chuyện thì gọi chúng là đôi chân rớm máu, hay tàn khốc hơn là đôi chân biến dạng cả đời.

  Bà Tô Dung với chân trái biến dạng - Mọi người kể lại rằng bà Tô từng là người phụ nữ đẹp nhất làng

Bà Tô Dung với chân trái biến dạng - Mọi người kể lại rằng bà Tô từng là người phụ nữ đẹp nhất làng

"Người con gái bó chân phải khóc hàng xô nước mắt"

Nghe vậy là đã hiểu nó đau đớn như thế nào. Một xô nước mắt có lẽ là vẫn nhẹ khi có người phải khóc dấm dứt cả đời.

Có được đôi chân "gót sen" hoàn hảo không phải điều dễ dàng và đi kèm với rất nhiều đau đớn. Người mẹ hoặc người bà trong gia đình sẽ bắt đầu bó chân con gái, cháu gái họ khi đứa trẻ 2 - 5 tuổi. Đây chính là khoảng thời gian xương bàn chân chưa phát triển hoàn thiện, dễ uốn nắn tạo hình.

Bó thế cũng không phải là dễ; người ta phải ngâm chân các bé gái trong nước ấm pha thảo dược và máu động vật. Đến khi đôi chân có vẻ mềm chút, người ta sẽ nắn bóp, xoa nhẹ rồi bẻ quặp các ngón chân xuống và ép vào lòng bàn chân. Từng ngón một rồi xương vòm chân bị bẻ gãy, người ta quấn thật chặt lại trong vải.

Thông thường, người ta sẽ không để các bà mẹ bó chân con gái vì thường mẹ sẽ thương con mà bó nhẹ, không nỡ nhìn con gái đau đớn, thương tật vĩnh viễn. 

Thỉnh thoảng, người ta lại tháo vải ra rồi tiến hành lại quy trình: đập dập xương chân rồi bó lại sao cho càng nhỏ càng tốt. Nhiều người bị hoại tử, nhiễm trùng, mưng mủ ở chân vì quá trình đau đớn kéo dài hàng năm trời. Kể cả về sau, khi đã về già, đôi khi những bàn chân vẫn nhức nhối do trái gió trở trời.

Những sự đánh đổi để có "bàn chân gót sen"

Các cô gái cắn răng trải qua quá trình bó chân đau đớn để có được vẻ ngoài sang trọng, hấp dẫn, bên cạnh đó còn có thuyết cho rằng đôi chân 'gót sen' là minh chứng cho sự thủy chung của người vợ với người chồng, bởi một người phụ nữ bị bó chân sẽ không thể chạy trốn khỏi gia đình chồng.

'Thường thì chẳng có cô gái nào tự nguyện muốn bó chân cả, nhưng cũng có một số cô gái muốn thực hiện điều này vì đó là cách duy nhất để họ có thể vươn lên trong xã hội' - Farrell cho biết.

  Bà Dương Tình với đôi chân bị bó từ năm 1928 bởi người bà của mình

Bà Dương Tình với đôi chân bị bó từ năm 1928 bởi người bà của mình

Đến năm 1911, chính phủ  Trung Quốc đã tuyên bố xóa bỏ tục bó chân, chấm dứt những năm tháng đau đớn của phụ nữ suốt nghìn năm lịch sử. Giờ đây, chỉ còn một vài cụ bà với đôi chân bị bó chặt méo mó còn cho thấy tàn tích của một hệ tư tưởng thời phong kiến về cái đẹp và quy chuẩn của cái đẹp lên người phụ nữ.

  Bà Quán Vũ sinh năm 1921, bà đã học cách bó chân từ chị gái mình khi mới lên 6 tuổi

Bà Quán Vũ sinh năm 1921, bà đã học cách bó chân từ chị gái mình khi mới lên 6 tuổi

  Những người phụ nữ bó chân cuối cùng của Trung Quốc

Những người phụ nữ bó chân cuối cùng của Trung Quốc

Xót xa hình ảnh những người phụ nữ 'bó chân gót sen' cuối cùng của Trung Quốc 7
  Nhiếp ảnh gia Farrell chia sẻ rằng những người phụ nữ này đều rất ấm áp, họ coi cô như cháu gái của mình và đối đãi với cô thân tình hơn bất cứ người nào cô từng gặp

Nhiếp ảnh gia Farrell chia sẻ rằng những người phụ nữ này đều rất ấm áp, họ coi cô như cháu gái của mình và đối đãi với cô thân tình hơn bất cứ người nào cô từng gặp

Hoàng Ngọc Vũ

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính