Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Xem ngay 18 cách trị đau khớp gối tại nhà an toàn, hiệu quả

Đau khớp gối ngày càng trở nên phổ biến và gây ra ảnh hưởng đến vận động nên làm giảm chất lượng cuộc sống. Cùng tìm hiểu về cách trị đau khớp gối tại nhà an toàn, hiệu quả để giảm cơn đau nhé!

Bệnh đau khớp gối là gì?

Đau đầu gối là một tình trạng tổn thương tại khớp gối hay các vùng xung quanh xảy ra phổ biến ở mọi lứa tuổi do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhiều loại đau đầu gối nhẹ có thể điều trị tại nhà hay tập vật lý trị liệu, tuy nhiên nhiều trường hợp cần phẫu thuật.

 Nguyên nhân bệnh đau xương khớp:

  • Tuổi: Người lớn tuổi nên khả năng hồi phục của sụn giảm.
  • Giới tính: Phụ nữ từ 55 tuổi trở lên có khả năng bị thoái hóa khớp gối lớn hơn nam giới.
  • Di truyền: Có thể là do di truyền bất thường về hình dạng của xương bao quanh khớp gối.
  • Chấn thương.
  • Vận động quá mức.
  • Các bệnh lý khác: viêm khớp dạng thấp, người mắc một số rối loạn chuyển hóa, chẳng hạn như thừa sắt hoặc thừa hormon tăng trưởng, cũng có nguy cơ mắc bệnh viêm xương khớp cao hơn.

1 Những cách trị đau khớp gối tại nhà bằng mẹo dân gian

Dây đau xương

Theo Y học cổ truyền, dây đau xương có tác dụng khu phong, trừ thấp, mạnh gân cốt. Theo khoa học hiện đại đã chứng minh rằng thành phần dây đau xương có chứa hàm lượng lớn chất alkaloid có tác dụng giảm đau, kháng viêm, giảm tê nhức, chống thoái hóa khớp.

Cách thực hiện bài thuốc như sau:

  • Dùng ngoài: Chỉ cần lấy lá của dây đau xương đem về rửa sạch, giã nhỏ rồi trộn cùng với rượu. Dùng hỗn hợp này đắp lên vị trí vùng khớp bị sưng đau. Nên thực hiện thường xuyên để mang đến mang lại hiệu quả.
  • Uống: Lấy thân của cây này thái nhỏ, sao vàng, ngâm cùng với rượu với tỷ lệ 1:5. Uống mỗi lần 1 chén nhỏ, ngày dùng 3 lần. 

Dây đau xương trị đau khớp gối

Dây đau xương trị đau khớp gối

Muối và lá đu đủ

Lá đu đủ nhờ vào khả năng chống viêm nên thường được sử dụng để giảm tình trạng đau khớp gối, viêm khớp dạng thấp, đau nhức cơ. Bài thuốc kết hợp giữa muối và lá đu đủ giúp chườm ấm, giảm tình trạng đau khớp gối.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Cho muối hạt vào chảo và rang nóng trên lửa nhỏ rồi bọc vào túi vải mỏng.
  • Bước 2: Dùng lá đu đủ tươi lót lên đầu gối.
  • Bước 3: Lấy túi vải chứa muối đã để nguội đến nhiệt độ vừa phải (còn ấm) chườm lên vị trí bị đau. 

Lưu ý đến nhiệt độ của muối trước khi chườm để tránh gây bỏng cho da và thực hiện vài lần mỗi ngày để đạt được hiệu quả.

Kết hợp muối và lá đu đủ giúp giảm đau khớp gối

Kết hợp muối và lá đu đủ giúp giảm đau khớp gối

Gừng/ Chiết xuất từ gừng

Gừng không những giúp làm tăng hương vị cho các món ăn mà còn được sử dụng để điều trị nhiều bệnh như đau xương khớp, ho, cảm lạnh, đau dạ dày. Sử dụng gừng hàng ngày còn giúp tăng cường hệ miễn dịch và nâng cao sức khoẻ.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Gừng rửa sạch, để ráo, và thái sợi nhỏ.
  • Bước 2: Rang muối trong chảo khoảng 10 phút rồi đổ ra túi vải, và cho gừng đã thái sợi vào.
  • Bước 3: Đợi túi nguội đến nhiệt độ vừa phải rồi chườm lên vị trí đau.
  • Bước 4: Khi hỗn hợp nguội, cho muối vào đun nóng lại, và thay gừng tươi, thực hiện giống lần đầu, tiếp tục chườm cho đến khi cơn đau biến mất.

Ngoài ra, bạn có thể xoa bóp với rượu gừng, ngâm chân với nước gừng, hoặc dùng hỗn hợp gừng với mật ong để trị đau khớp gối tại nhà.

Gừng giúp giảm đau khớp gối

Gừng giúp giảm đau khớp gối

Lá lốt

Lá lốt là một loại rau quen thuộc được trồng ở nhiều nơi và sử dụng để chế biến nhiều món ăn. Nhờ vào tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau nên lá lốt thường được sử dụng để chữa đau khớp gối, đau lưng. 

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Lá lốt đem đi rửa sạch, để ráo.
  • Bước 2: Giã nhuyễn lá lốt đã chuẩn bị cùng với muối. 
  • Bước 3: Cho hỗn hợp vừa giã vào chảo sao cho đến khi nóng già.
  • Bước 4: Dùng hỗn hợp vừa sao vào miếng vải sạch và chườm lên chỗ đau.

Nên thực hiện bài thuốc này 2 - 3 lần mỗi ngày và kiên trì trong 1 tuần để có hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra uống nước lá lốt hay xoa bóp tại vị trí đau bằng rượu lá lốt cũng có tác dụng giảm đau khớp gối.

Lá lốt giúp giảm đau khớp gối

Lá lốt giúp giảm đau khớp gối

Hạt cải bẹ trắng

Hạt cải bẹ trắng có tác dụng tiêu đờm, giảm đau nên được sử dụng để giảm đau xương khớp, chữa ho, suyễn, chữa lạnh bụng dưới, đả thông kinh mạch.

Cách thực hiện: Giã nát hạt cải bẹ trắng, sau đó thêm giấm vào và ngâm hỗn hợp này 1 ngày. Sử dụng hỗn hợp sau khi ngâm xoa bóp vào vị trí đau. Nên kiên trì thực hiện bài thuốc này 3 - 4 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả nhé.

Hạt cải bẹ trắng giúp giảm đau khớp gối

Hạt cải bẹ trắng giúp giảm đau khớp gối

Củ nghệ

Củ nghệ giúp giảm nhẹ các cơn đau liên quan đến xương khớp nhờ vào đặc tính chống viêm của chúng. Hơn nữa nghệ còn giúp tăng cường lưu thông máu, tái tạo các mô nên bệnh nhân phục hồi nhanh hơn sau chấn thương khớp.

Cách thực hiện: Nghệ vàng đem rửa sạch, để ráo, sau đó cho cả phèn chua và củ nghệ vào cối rồi đâm nhuyễn. Dùng hỗn hợp này đắp lên vết thương, và dùng khăn sạch bó lại.

Củ nghệ giúp giảm đau khớp gối

Củ nghệ giúp giảm đau khớp gối

Lá mướp hương

Các bài thuốc từ lá mướp hương giúp giảm triệu chứng ở những bệnh nhân đau nhức xương khớp như thấp khớp, đau đầu gối. Ngoài ra, lá mướp hương còn có nhiều công dụng khác như giải nhiệt, viêm họng, ho, phù thũng,...

Cách thực hiện: Dùng lá mướp hương tươi đem rửa sạch, sau đó đâm nhuyễn cùng với muối. Cuối cùng dùng hỗn hợp này để bó lên khớp bị đau. Nên thực hiện 2 lần mỗi ngày để thấy hiệu quả.

Lá mướp hương giúp giảm đau khớp gối

Lá mướp hương giúp giảm đau khớp gối

Lá ngải cứu

Theo Y học cổ truyền, ngải cứu có vị đắng, cay, tính ấm và có công dụng tăng khí huyết, điều hoà kinh nguyệt, cầm máu,... và loại thảo dược này cũng sử dụng để điều trị đau nhức xương khớp.

Cách thực hiện:

  • Lá ngải cứu rửa sạch, để ráo.
  • Sau đó rang lá ngải cứu với muối ở lửa nhỏ đến khi chuyển màu.
  • Cho hỗn hợp vừa rang vào túi vải và để nguội bớt để tránh bỏng cho người bệnh, rồi chườm vào vị trí đau.
  • Nên thực hiện bài thuốc 2 – 3 lần mỗi ngày và  kiên trì trong 2 – 3 tuần để có hiệu quả.

Lá ngải cứu giúp giảm đau khớp gối

Lá ngải cứu giúp giảm đau khớp gối

Cây tầm gai

Theo Y học cổ truyền, cây tầm gai có vị ngọt, tính hàn, không có độc. Rễ của cây tầm gai có nhiều tác dụng như điều trị nhiệt độc, xuất huyết do huyết nhiệt, và dùng để điều trị đau nhức xương khớp.

Cách thực hiện: Ngâm 50g rễ cây tầm gai với 1 lít rượu trong 7 ngày. Ngày uống khoảng 10ml và sử dụng 2 lần mỗi ngày để có tác dụng. 

Cây tầm gai giúp giảm đau khớp gối

Cây tầm gai giúp giảm đau khớp gối

Tỏi

Tỏi là loại gia vị có tác dụng chống nhiễm khuẩn, ngăn ngừa ung thư, ổn định đường huyết, làm giảm huyết áp và tăng cường hệ miễn dịch. Và có nhiều bài thuốc dân gian có hiệu quả trong điều trị đau nhức xương khớp từ tỏi.

Cách thực hiện: 

  • Tỏi lột vỏ, rửa sạch, đem phơi cho khô nước và thát lát mỏng.
  • Cho tỏi đã sơ chế và rượu theo tỷ lệ 1:2 (ví dụ 1 ký tỏi, dùng 2 lít rượu) vào ngâm 2 tuần là có thể sử dụng.
  • Bạn có thể sử dụng rượu tỏi để xoa bóp ở vị trí đau, hoặc uống 1 thìa cà phê rượu tỏi 2 lần mỗi ngày trước khi ăn để trị đau khớp gối.

Tỏi giúp giảm đau khớp gối

Tỏi giúp giảm đau khớp gối

Đậu đen

Đậu đen chưng nước dừa là một bài thuốc có công dụng giải nhiệt và chữa đau nhức xương khớp. Đặc biệt khi phụ nữ sử dụng giúp ngủ ngon và tăng cường collagen, làm cho da tóc khoẻ đẹp.

Cách thực hiện: Đậu đen rửa sạch và cho vào quả dừa còn nguyên nước. Sau đó đem chưng cách thuỷ với lửa nhỏ khoảng 4 giờ, khi đậu mềm nhừ thì có thể sử dụng.

Lưu ý: Khi sử dụng nên ăn hết cả cái và nước, đặc biệt nên dùng vào buổi sáng vì khi dùng buổi tối có thể gây rối loạn giấc ngủ. 

Đậu đen chưng nước dừa giúp giảm đau khớp gối

Đậu đen chưng nước dừa giúp giảm đau khớp gối

2 Cách chữa đau khớp gối bằng phương pháp khoa học tại nhà

Liệu pháp R.I.C.E

Liệu pháp RICE là một kỹ thuật tự chăm sóc đơn giản khi chấn thương giúp giảm sưng, giảm đau và tăng tốc độ hồi phục. Liệu pháp gồm 4 bước sơ cứu: Rest (nghỉ ngơi), Ice (chườm đá), Compression (băng ép) và Elevation (kê cao vị trí chấn thương)

  • Nghỉ ngơi: Ngay khi bị thương, thì bạn nên ngừng vận động và nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt trong 2 ngày đầu tiên.
  • Chườm đá: Phủ một chiếc khăn nhẹ thấm nước, sau đó chườm đá lên vị trí đau. Nên chườm trong 15 - 20 phút cứ sau 2 - 3 giờ trong 24 đến 48 giờ đầu tiên sau khi bị thương.
  • Băng ép: Dùng băng y tế đàn hồi quấn quanh vùng bị thương để ngăn ngừa sưng tấy. Không nên quấn quá chật vì có thể làm gián đoạn quá trình lưu thông máu.
  • Kê cao vị trí chấn thương: Nâng phần cơ thể bị thương cao hơn vị trí của tim để giảm đau nhức và sưng.

Liệu pháp R.I.C.E giúp giảm đau khớp gối

Liệu pháp R.I.C.E giúp giảm đau khớp gối

Thường xuyên tập thể dục vừa sức

Tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường cơ bắp, giảm đau, hỗ trợ khớp gối tốt hơn, và hạn chế tình trạng cứng khớp do không vận động gây ra. Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng, tránh các động tác mạnh như nhảy, gập đầu gối đột ngột,... có thể làm nặng hơn tình trạng đau khớp gối. 

Tập thể dục vừa sức thường xuyên giúp giảm đau khớp gối

Tập thể dục vừa sức thường xuyên giúp giảm đau khớp gối

Kiểm soát cân nặng

Khi tăng cân làm tăng áp lực lên các khớp chịu trọng lượng của cơ thể như đầu gối và hông nên làm bệnh đau khớp gối trở nên trầm trọng hơn. Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng về những cách lành mạnh để giảm cân như ăn uống hợp lý, vận động nhẹ,...

Kiểm soát cân nặng giúp giảm đau khớp gối

Kiểm soát cân nặng giúp giảm đau khớp gối

Tập các bài tập massage khớp gối

Khi bị đau khớp gối thì thực hiện các bài tập massage khớp gối giúp tăng lưu thông khí huyết, giảm đau và giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục. Bạn có thể thực hiện các bài tập:

  • Day khớp gối: Ngồi trên giường, duỗi thẳng chân, đặt 2 tay úp lên khớp gối bị đau và day tròn theo chiều kim đồng hồ 20 lần, sau đó day ngược chiều 20 lần.
  • Miết khớp gối: Ngồi vị trí chân vuông góc với đùi. Đặt 2 tay trước đầu gối và miết nhẹ nhàng dọc theo đầu gối, thực hiện 20 lần mỗi chân.
  • Vận động khớp gối: Ngồi vị trí chân vuông góc với đùi, sau đó dùng 2 tay co duỗi chân một cách nhẹ nhàng và thực hiện 20 lần mỗi chân.

Tập các bài tập massage khớp gối giúp giảm đau khớp gối

Tập các bài tập massage khớp gối giúp giảm đau khớp gối

Bổ sung chất dinh dưỡng có lợi

Nhiều người thấy rằng việc thay đổi chế độ ăn uống có thể giúp giảm các triệu chứng viêm xương khớp, đau khớp gối với các triệu chứng như đau, cứng khớp và sưng tấy.

  • Khi bị đau khớp gối bạn nên sử dụng các thực phẩm giàu omega-3 như cá hồi, cá thu, đậu nành, óc chó, tăng cường sử dụng rau xanh, trái cây, các loại thực phẩm giàu vitamin.
  • Hạn chế thực phẩm nhiều đường, nhiều muối, hay các thực phẩm chế biến sẵn, rượu bia,...

Bổ sung dinh dưỡng có lợi giúp giảm đau khớp gối

Bổ sung dinh dưỡng có lợi giúp giảm đau khớp gối

Chườm nóng/ chườm lạnh

Việc chườm nóng và lạnh là những phương pháp hiệu quả trong việc làm giảm đau và sưng ở khớp gối bị đau.

  • Chườm nhiệt, đặc biệt là nhiệt ẩm, có tác dụng tăng cường tuần hoàn, giãn mạch và giảm co thắt nên có tác dụng giảm đau ở khớp gối. Và phương pháp này thường sử dụng để giảm các cơn đau mãn tính.
  • Chườm lạnh làm co mạch, giảm tuần hoàn tại chỗ viêm nên giảm các phản ứng viêm, đau cấp và phù nề.

Sử dụng thiết bị hỗ trợ cho đầu gối khi vận động

Khi vận động tại nhà mà không có chuyên gia hướng dẫn thì bệnh nhân dễ gặp phải các tình trạng chấn thương khớp gối. Vì vậy, bệnh nhân nên sử dụng các thiết bị hỗ trợ cho đầu gối khi vận động để dự phòng và hạn chế chấn thương, trợ lực cho cơ thể, hỗ trợ phục hồi các chấn thương.

3 Một số lưu ý khi trị đau khớp gối tại nhà

Khi điều trị khớp gối tại nhà bạn nên lưu ý:

  • Thực hiện các bài tập vừa sức để tránh làm trầm trọng hơn tình trạng của bệnh.
  • Nên sử dụng loại giày thoải mái và chất liệu mềm mại, hạn chế việc mang giày cao gót.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý và giảm cân đúng cách.
  • Nếu điều trị tại nhà không thấy hiệu quả nên liên hệ với bác sĩ.

Thực hiện các bài tập vừa sức để giúp đau khớp gối

Thực hiện các bài tập vừa sức để giúp đau khớp gối

4 Khi nào cần gặp bác sĩ?

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Bạn nên gặp Bác sĩ ngay nếu gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng sau:

  • Đầu gối yếu ảnh hưởng đến vận động.
  • Chân hoặc đầu gối biến dạng rõ rệt.
  • Đau đầu gối nghiêm trọng sau chấn thương.
  • Cơn đau không giảm mà trở nên nghiêm trọng hơn.

Cần gặp bác sĩ khi cơn đau trở nên nghiêm trọng

Cần gặp bác sĩ khi cơn đau khớp gối trở nên nghiêm trọng

Chẩn đoán

Khi đến thăm khám tại cơ sở y tế, bác sĩ hoặc các chuyên gia có thể thực hiện các biện pháp sau để chẩn đoán bệnh:

  • Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ kiểm tra khớp xem có đau, sưng, đỏ và linh hoạt không.
  • Chụp X-quang/ CT scan: có thể cho thấy tổn thương xương và sụn cũng như sự hiện diện của gai xương.
  • Xét nghiệm máu/ chọc hút dịch khớp gối: để loại trừ các tình trạng khác gây ra cơn đau, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp.

Chụp X-quang để chẩn đoán đau đầu gối

Chụp X-quang để chẩn đoán đau đầu gối

Các bệnh viện điều trị đau khớp gối uy tín

Khi bạn có các biểu hiện đau khớp gối hay cần nhân sự tư vấn từ bác sĩ bạn có thể đến khoa Cơ xương khớp các bệnh viện uy tín trong khu vực hoặc tham khảo các bệnh viện uy tín sau:

  • TP. Hồ Chí Minh: Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện đại học Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, Bệnh viện Chợ Rẫy,...
  • Hà Nội: Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Bạch Mai,...

Khi đau khớp gối nên đến khám ở khoa Cơ xương khớp tại các bệnh viện uy tín

Khi đau khớp gối nên đến khám ở khoa Cơ xương khớp tại các bệnh viện uy tín

Xem thêm:

  • Phương pháp trị loãng xương hiệu quả.
  • Cảnh báo 7 triệu chứng thoái hóa khớp điển hình không thể chủ quan.

Đau khớp gối là một bệnh lý ngày càng trở nên phổ biến và do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bạn có thể điều trị tại nhà bằng các bài thuốc dân gian hay các phương pháp khoa học. Nếu thấy thông tin hữu ích hãy chia sẻ đến người thân và bạn bè nhé!

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Ngân hàng- Tài chính I Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính