Ngày 23/7, sự cố vỡ đập tại Lào khiến 5 tỷ mét khối nước đổ tràn xuống vùng hạ lưu, nhấn chìm nhà cửa của hàng ngàn người dân.
Mức độ thiệt hại của thảm họa này vẫn chưa thể ước tính được.
Trước đó, theo thông tin của các báo, đã có khoảng 26 người chết, hơn 130 người bị mất tích do hậu quả của nước lũ.
Vào thứ tư ngày 15/7, tờ Vientiane Times đưa tin do điều kiện thời tiết và giao thông không thuận lợi, vẫn có hơn 3.000 người bị cô lập giữa biển nước đang chờ được giải cứu.
Tuy nhiên theo tờ Vientiane Times, ông Bounhome Phommasane, quận trưởng quận Sanamxay chính thức thông báo chỉ có 01 người chết, thi thể của người này đã được phát hiện vào lúc 18h30 ngày 24/7.
Ông cũng cho biết thêm: "Các thông tin kia lấy từ những nguồn tin cho rằng người mất tích đã chết. Tôi không thể khẳng định họ đã chết hay còn sống. Vì chúng tôi vẫn chưa tìm được họ."
5 tỷ mét khối nước tràn từ đập Xe-Pian Xe-Nam Noy khiến khoảng 3.060 người bị mất nhà cửa, phải sống tạm trong trường học ở khác khu vực an toàn.
Tờ Vientiane Times cũng đưa tin rằng tất cả những người ẩn náu trên nóc nhà và ngọn cây cũng đã được giải cứu vào lúc 19h ngày 24/7.
9 giờ tối ngày 22/7/2018 sau khi phát hiện vết nứt và hư hại lớn ở đập phụ D, các kỹ sư đã mang thiết bị hạng nặng đến sửa chữa ngay trong đêm.
Đến khoảng 18 giờ ngày hôm đó (23/7/2018), mực nước tiếp tục dâng cao, vượt quá tầm kiểm soát của các kỹ sư.
Những nỗ lực khắc phục vết nứt và xả nước trên đập chính không đủ để ngăn cản các hư hỏng nặng nề khác xuất hiện, vào lúc 20 giờ ngày 23/7/2018, con đập Xe-Pian Xe-Nam Noy chính thức bị vỡ, nhấn chìm 7 trong số 12 ngôi làng tại huyện San Sai, tỉnh Attapeu.
Có hơn 3000 người bị ảnh hưởng, mất nhà cửa và đồ đạc, hiện đang trú tạm ở các khu vực an toàn.
Chính phủ Lào vẫn đang tìm kiếm hơn 100 người bị mất tích và tiếp tế cho người dân ở vùng bị nạn.
Kim OanhBạn đang xem bài viết Vụ vỡ đập thủy điện ở Lào: Tất cả những người ẩn náu trên nóc nhà và ngọn cây đã được giải cứu tại chuyên mục Tin tức của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].