Nói về hành vi của mình, cô giáo cho rằng dùng cách như vậy để giảm bớt sự tăng động của cháu bé và muốn bảo vệ sự an toàn cho cháu và cho các bạn trong lớp.
Tuy nhiên, theo ThS.BS Dương Văn Tâm, Trưởng khoa Điều trị Liệt vận động – Ngôn ngữ trẻ em, Bệnh viện Châm cứu Trung ương, hành vi của cô giáo thực hiện là không đúng chuẩn mực.
Trẻ tăng động thường có khả năng tập trung kém nên kết quả học tập bị sa sút, hành vi và tính cách dễ bị thay đổi theo chiều hướng tiêu cực.
Trẻ sẽ khó kiềm chế cảm xúc, dễ nổi nóng, tức giận và dùng hành động để giải quyết vấn đề, chẳng hạn như cào cấu, đánh bạn, đập vỡ đồ chơi... nếu không vừa ý.
Bác sĩ Tâm cho biết, để dạy dỗ một đứa trẻ bình thường trở nên ngoan ngoãn, giỏi giang đã là điều không đơn giản, thì việc uốn nắn một đứa trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý là một thách thức không nhỏ.
Với những đứa trẻ rối loạn tăng động không nên dùng bạo lực để dạy dỗ nhưng phải có kiểm soát kỷ luật, không thả nổi để đứa trẻ nhận thức rằng hành vi nào được phép thực hiện, hành vi nào không được phép thực hiện.
Đồng thời, cũng cần tạo môi trường cho trẻ chơi, tiếp xúc với các trò chơi tĩnh tại như học vẽ, xếp hình… để thu hút sự chú ý của trẻ.
Điều quan trọng là đứa trẻ phải nhận được sự quan tâm từ người lớn cả trong gia đình và nhà trường để trẻ được dạy dỗ và có cơ hội được chữa khỏi bệnh.
Nếu không được quan tâm chăm sóc, điều trị kịp thời, trẻ tăng động giảm chú ý sẽ gặp nhiều khó khăn ở mọi lĩnh vực cuộc sống như:
Học tập: thường gặp nhiều giới hạn trong các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, tính toán và sẽ khó đạt kết quả cao trong học tập do không tập trung chú ý.
Giao tiếp: dễ nổi cáu và hung hăng với mọi người, khó kết giao bạn bè và duy trì mối quan hệ nào đó lâu dài.
Mắc kèm nhiều bệnh lý: trẻ tăng động có nguy cơ cao bị rối loạn cảm xúc, rối loạn lưỡng cực, trầm cảm...
Tệ nạn xã hội: chứng tăng động giảm chú ý có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành, làm gia tăng tính bạo lực, dễ lạm dụng rượu, bia, thuốc lá, ma túy và có hành vi trộm cắp...
Sự nghiệp: người trưởng thành mắc chứng tăng động giảm chú ý dễ bị thất nghiệp, gặp trở ngại khi tìm kiếm và duy trì công việc mới do năng suất làm việc thấp, hay bất hòa với đồng nghiệp, cấp trên.
L.MinhBạn đang xem bài viết Vụ cô giáo buộc trẻ vào cửa sổ: Buộc dây, nhốt trẻ tăng động không thể đảm bảo an toàn tại chuyên mục Cha mẹ thông thái của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].