Vụ bác sĩ Hoàng Công Lương: 'Hơn 50 năm qua, không ai sử dụng axit flohydric để sục rửa máy chạy thận'

Trước sự quan tâm của dư luận, cán bộ, sinh viên ngành y về “bản án cuối cùng dành cho bác sĩ Hoàng Công Lương”, rất nhiều chuyên gia, luật sư chia sẻ về vấn đề này.

BS

Chiều 13-4, Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam tổ chức đã tổ chức buổi toạ đàm "Những vấn đề pháp lý đối với trường hợp bác sĩ Hoàng Công Lương" do với mong muốn toà tuyên án bác sĩ Hoàng Công Lương tránh oan sai, bảo đảm tính độc lập của tòa án trong công tác xét xử.

Dùng chất tẩy rửa không có bất kỳ văn bản nào cho phép

Theo chia sẻ của PGS Nguyễn Nguyên Khôi – Nguyên Trưởng khoa Thận nhân tạo, Bệnh viện Bạch Mai, trong hơn 50 năm ông làm và dạy trong lĩnh vực chạy thận, chưa bao giờ có chuyện sử dụng axit flohydric để sục rửa máy lọc máu.Và không có bất cứ quốc gia nào sử dụng.

Vì đây là một loại chất cực độc với quá trình lọc máu, trong khi đó, khi chạy thân nhân tạo, chất lọc vào cơ thể dưới dạng nanofilta silicon vào cơ thể lan tỏa rất nhanh, không cách nào ngăn chặn nổi.

Chưa kể, theo PGS Nguyễn Nguyên Khôi, với loại axit được dùng sục rửa máy chạy thận trong vụ tai biến y khoa khiến 8 bệnh nhân tử vong trên, không có bất cứ văn bản, quy định nào cho phép. Ông đặt ra câu hỏi, có hay không việc coi thường pháp luật và sự phạm pháp tại đây.

PGS Nguyễn Nguyên Khôi – Nguyên Trưởng khoa Thận nhân tạo, Bệnh viện Bạch Mai

PGS Nguyễn Nguyên Khôi – Nguyên Trưởng khoa Thận nhân tạo, Bệnh viện Bạch Mai

“Quy trình xử lý hệ thống RO thẩm thấu này do ai đề xuất? Cơ quan nào thông qua? Kiểm tra tồn dư hoá chất bằng cách nào? Ai cũng cấp hoá chất này? Ai vận chuyển hoá chất này vào sửa chữa?”, PGS Nguyễn Nguyên Khôi đặt câu hỏi.

Về phía bệnh viện, GS Khôi cũng đặt ra câu hỏi ai nắm được quy trình này? Quy trình này thông qua ai? Công ty Thiên Sơn biết quy trình này không? Đặc biệt là khả năng ngộ độc mãn tính của chất này?

Bác sĩ Hoàng Công Lương đã làm hết trách nhiệm 

Nói về trách nhiệm bác sĩ Hoàng Công Lương trong vụ việc trên, nguyên Trưởng khoa Thận nhân tạo, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: “Bác sĩ Lương đã làm đúng trách nhiệm của mình, anh đã làm theo quy trình trước đó mình đã làm. Thực tế, bác sĩ Lương không được học cũng không được dạy, không có phương tiện nào để xác định có florua trong nước RO cả. Khi chạy thận nhân tạo không có chất liệu kiểm tra hay cách thức để phát hiện nguy hiểm. Cái quyết định, đó là phải có quy trình hẳn hoi vì khi chất đã vào cơ thể, không có cách nào xử lý.

Đặc biệt, sau khi xảy ra tai nạn, bác sĩ Lương rất có tinh thần bác sĩ trẻ. Anh vẫn cấp cứu người bệnh. 8 bệnh nhân bị tử vong là do chất florua có trong nước RO, theo tôi, trách nhiệm đó phải thuộc về công ty Thiên Sơn – người cung cấp dịch vụ”.

Chia sẻ quan điểm về vụ án bác sĩ Hoàng Công Lương, luật sự Trần Hồng Phúc – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho rằng, việc quy tội danh cho bác sĩ Lương thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng là không chính xác. Bởi xét về mặt quy trình của Bộ Y tế đưa ra thì bác sĩ chỉ phải chịu trách nhiệm chính về chuyên môn chứ không phải chịu trách nhiệm về các vấn đề như vật tư trang thiết bị y tế, hay thuốc. Do đó, có sự mâu thuẫn khoa học pháp lý khi quy kết tội đối với bác sĩ Lương.

Đại diện Bộ Y tế - ông Nguyễn Huy Quang - Vụ trưởng Vụ pháp chế

Đại diện Bộ Y tế - ông Nguyễn Huy Quang - Vụ trưởng Vụ pháp chế

Đại diện Bộ Y tế, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, ông Nguyễn Huy Quang nhận định, qua giám định của Viện Khoa học hình sự - Bộ Công An, hàm lượng florua trong nước RO cao gấp nhiều lần cho phép. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến 8 bệnh nhân tử vong.

Từ nguyên nhân trên, chủ thể của tội danh này phải là người có chức vụ, quyền hạn liên quan trực tiếp đến sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống nước RO. Và bác sĩ Lương không liên quan đến việc này.

"Ngoài ra, bác sĩ được đào tạo để cấp cứu, điều trị, chăm sóc cho người bệnh. Việc mua sắm, bảo dưỡng thiếu bị do bộ phận quản lý trang thiết bị của Bệnh viện. Do đó, bác sĩ Lương không phải chịu trách nhiệm về trang thiết bị, vật tư... cũng không phải đồng phạm.

Với yếu tố khách quan liên quan hành vi thiếu trách nhiệm, do không có quyền hạn liên quan sửa chữa, bảo dưỡng, bác sĩ Lương không kiểm tra và nếu có kiểm tra thì bác sĩ cũng không thể biết nước có đạt chuẩn hay không.

Cáo trạng có ghi bác sĩ không báo cáo với trưởng khoa, tuy nhiên nếu báo cáo cũng không giải quyết được vấn đề" -Vụ trưởng Vụ pháp chế cho biết.

Trước đó, tháng 5/2017 tại BV Đa khoa tỉnh Hòa Bình xảy sự cố y khoa nghiêm trọng khiến 8 người tử vong.

Cơ quan chức năng nhận định nguyên nhân khiến 8 bệnh nhân tử vong là nguồn nước cung cấp cho việc lọc thận, chạy thận nhân tạo; Kết quả xét nghiệm cho thấy nồng độ chất florua trong các mẫu nước RO dành cho chạy thận được xét nghiệm cao gấp 245 - 260 lần cho phép, khiến cho các bệnh nhân bị ngộ độc dẫn đến tử vong. 

Ngày 22/2, VKSND tỉnh Hòa Bình đã hoàn tất cáo trạng và ra quyết định truy tố 3 bị can, trong đó có bác sĩ Hoàng Công Lương, về các tội "Vô ý làm chết người" và "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".

Ngày 28/2, VKSND tỉnh Hòa Bình có thông báo đính chính quyết định truy tố. Theo đó, bác sĩ Lương bị truy tố với tội danh "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".

Hồng Ngọc

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính