Việc trái cây nhập khẩu có giá “trên trời” vốn đã tồn tại lâu nay, khiến cho mặt hàng này luôn được coi là quá xa vời với túi tiền của hầu hết người tiêu dùng. Thế nhưng Bách hóa Xanh đã và đang làm điều ngược lại.
10h sáng tại một cửa hàng Bách hóa Xanh trên đường Nguyễn Văn Quá, Quận 12, TP. Hồ Chí Minh, một bà nội trợ trạc 50 tuổi rỉ tai một bà khác cũng đang lựa táo Mỹ tại quầy: “Lựa những trái đỏ đỏ này, ăn sẽ ngọt hơn, còn những trái kia thì giòn. Bữa trước họ bán loại kia kìa, tôi mang về bỏ tủ lạnh ăn hết sẩy luôn… hôm nay không thấy bán. Lần trước tôi mua 6 trái có 60 ngàn, hôm nay mua trái này về ăn thử…”
Không khó để thấy những lúc trái cây nhập khẩu bị “cháy hàng” như thế. Cũng như đại diện của Bách hóa Xanh từng thừa nhận, ở thời điểm này các sản phẩm ngoại như táo, lê, cam, me… thường xuyên bị tình trạng đứt hàng do… “quá hot”.
Tháng 4, Bách hóa Xanh bán hết tới 3 container hàng trái cây nhập khẩu đủ các loại, tăng trưởng tới 200% so với chỉ 1 container trong tháng trước đó. Con số này bắt đầu trở nên “khủng” hơn kể từ khi Bách hóa Xanh vượt ngưỡng 500 siêu thị, theo đó số bán tăng vọt lên đáng kể.
Không chỉ “hạ gục” các bà nội trợ bằng giá, nếu đặt lên bàn cân giữa Bách hóa Xanh với chợ hoặc các sạp trái cây bên ngoài, sự khác biệt không chỉ dừng ở giá bán mà còn ở nguồn gốc xuất xứ, đặc biệt trước nỗi lo về việc ngâm tẩm hóa chất nhằm làm trái tươi lâu, trái cây Trung Quốc trá hình hàng nhập chính hãng. Đây là một nỗi kinh hoàng lớn đối với người tiêu dùng.
Dạo quanh một vòng thị trường, hiện các sản phẩm được các bà các cô ưa chuộng đang là táo Mỹ giá 49.000/kg, lê Nam Phi 65.000/kg, lê Hàn Quốc 39.000/kg... Có vẻ như Bách hóa Xanh đang giữ vững phương châm “ai cũng có quyền ăn trái cây nhập khẩu”!
Mai ChâmBạn đang xem bài viết Vốn tiết kiệm là thế nhưng bà nội trợ vẫn 'bạo chi' cho trái cây nhập khẩu tại chuyên mục Thị trường - Giá cả của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].