Khi người chồng hấp hối, người vợ phải mất nhiều thủ tục để xin visa sang gặp chồng. Chính do sự chậm trễ này cô đã không thể ở bên chồng những phút cuối. Vẫn biết luật có quy định nguyên tắc rõ ràng, nhưng với những trường hợp đặc biệt và nguy kịch như vậy, nên chăng luật pháp hãy linh động vì tình người?
Hãy thử hình dung người thân yêu của bạn vào những phúc lâm nguy nhất, con của bạn thì quá nhỏ và rất sợ hãi chỉ biết cầu cứu mẹ. Thế nhưng, bạn không thể đến ngay bên họ, không phải vì khoảng cách địa lý quá xa mà chỉ bởi "khoảng cách" của luật lệ quy định.
Một câu chuyện đau đớn cho thấy đôi khi việc áp dụng luật một cách quá máy móc có thể đẩy cảnh con người vào sự bất lực, tuyệt vọng hối tiếc và thậm chí là ân hận suốt đời.
Andreas 59 tuổi sống cùng vợ là Luchy Lopez-Hammann (52 tuổi) và con trai John (10 tuổi) tại Hamburg, Đức.
Cuối tuần vừa qua, anh đã cùng con trai bay sang Scotland tham dự đám cưới người cháu trai Kevin McLaughlin.
Song, tại Scotland, người đàn ông 59 tuổi bị phát bệnh đột ngột và lập tức được đưa vào Bệnh viện Hairmyres ở East Kilbride cấp cứu. Andreas đã được các bác sĩ chỉ định phẫu thuật cấp cứu nhưng quá trình mổ đã xảy ra biến chứng và rơi vào tình trạng nguy kịch.
Trong lúc bố gặp biến cố lớn như vậy, cậu bé John vô cùng sợ hãi và trốn tránh bố. Cậu bé chỉ còn biết cách gọi điện cầu cứu mẹ đến bên mình.
Thế nhưng người vợ - người mẹ đầy đau khổ lại rơi vào cảnh "lực bất tòng tâm" khi không thể nhập cảnh nước Anh chỉ vì vấn đề xin thị thực.
Trong khi chồng và con mang quốc tịch Đức thì hộ chiếu của Luchy lại của Peru. Vì vậy, cô phải xin visa vào Anh.
Họ hàng của họ cho biết, Luchy buộc phải bay từ Hamburg đến Berlin để xin visa tại Lãnh sự quán Anh và phải trả 450 Bảng song vẫn không đảm bảo được cấp.
Điều này đã khiến rất nhiều người bức xúc vì rõ ràng Luchy không phải sang Scotland để ở, hay làm việc, mà để sang gặp chồng (lúc đó đang nguy kịch).
Sau cùng, Andreas cũng được cấp thị thực để đến Scotland. Song lúc đó, mọi chuyện đã trở lên quá muộn. Chồng mất khi không có cô ở bên cạnh và cô không được nắm tay chồng lần cuối.
Bảo Anh/GIADINHMOIBạn đang xem bài viết Vợ không kịp đến gặp chồng phút cuối chỉ vì xin visa chậm trễ tại chuyên mục Cuộc sống Muôn màu của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].