Vitamin K là một loại vitamin tan trong chất béo có vai trò quan trọng đối với sức khỏe. Để hiểu rõ hơn về tác dụng, cách sử dụng, tác dụng phụ và các loại thực phẩm giàu vitamin K, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.
Vitamin K là gì?
Vitamin K là một loại vitamin thiết yếu, có vai trò quan trọng việc giúp đông máu, tạo xương. Các hợp chất quan trọng nhất của vitamin K là vitamin K1 và vitamin K2. Vitamin K1 (phytonadione) và K2 (menaquinone) thường có sẵn dưới dạng thực phẩm bổ sung.
Vitamin K có vai trò quan trọng trong việc đông máu, tạo xương
1 Các tác dụng của vitamin K đối với sức khỏe
Ngăn ngừa tình trạng xuất huyết ở trẻ sơ sinh
Lượng vitamin K thấp có thể gây ra tình trạng chảy máu, đặc biệt là ở não trẻ sơ sinh. Do đó, bổ sung vitamin K1 bằng đường uống hoặc tiêm vào cơ có tác dụng giúp ngăn ngừa các vấn đề xuất huyết ở trẻ sơ sinh.
Bổ sung vitamin K1 giúp ngăn ngừa xuất huyết ở trẻ sơ sinh
Giúp cải thiện trí nhớ
Trong một nghiên cứu, những người khỏe mạnh trên 70 tuổi có nồng độ vitamin K trong máu cao có khả năng ghi nhớ lời nói theo giai đoạn cao hơn so với người được bổ sung ít vitamin nhóm này hơn.
Một nghiên cứu khác của Tổ chức Alzheimer, "Vitamin K làm giảm quá trình chết của tế bào thần kinh bằng cách bảo vệ dây thần kinh khỏi các chất có hại trong não, ngoài ra ở người mang gen gây ra bệnh Alzheimer cũng sẽ có khả năng sản xuất vitamin K trong quá trình trao đổi chất thấp hơn". Do đó bổ sung vitamin K đã được chứng minh có thể giúp cải thiện trí nhớ ở người lớn tuổi.
Vitamin K được chứng minh giúp cải thiện trí nhớ ở người cao tuổi
Giúp cải tình trạng kháng insulin ở người tiểu đường
Trong một thử nghiệm mù đôi ngẫu nhiên trên 355 bệnh nhân, vitamin K đã được chứng minh giúp giảm sự tiến triển của tình trạng kháng insulin ở những người bệnh tiểu đường. Ngoài ra vitamin K còn làm tăng mức độ adiponectin - một loại hormone có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa đường.
Giúp ngăn ngừa vôi hóa mạch máu
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh vitamin K có thể giúp ngăn ngừa vôi hóa mạch máu, đặc biệt ở những bệnh nhân đang sử dụng thuốc chống đông máu. Các kết quả được đưa ra đã chứng minh rằng lượng vitamin K2 trong chế độ ăn uống cao có liên quan đến việc giảm vôi hóa mạch vành. Do đó, bổ sung vitamin K rất quan trọng để ngăn ngừa bệnh tim mạch.
Vitamin K2 giúp giảm tình trạng vôi hóa mạch máu
Giảm nguy cơ đột quỵ
Vitamin K ổn định huyết áp bằng cách ngăn chặn sự tiến triển của tình trạng dày lên và cứng lại của động mạch, do đó làm giảm huyết áp. Huyết áp cao là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đột quỵ. Do đó, bổ sung vitamin K đã được chứng minh giúp giảm nguy cơ đột quỵ.
Vitamin K giúp ổn định huyết áp và giảm nguy cơ đột quỵ
Phòng ngừa loãng xương
Bổ sung vitamin K có khả năng giúp cải thiện sức khỏe của xương và giảm nguy cơ loãng xương ở người cao tuổi, nó sẽ. kích hoạt một số protein liên quan đến quá trình tạo xương . Đối với những người hấp thụ vitamin K kém (trong chế độ dinh dưỡng) thường có liên quan đến tình trạng mất xương và gãy xương. Tuy nhiên, vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu hơn để chứng minh tác dụng này.
Vitamin K giúp ngăn ngừa loãng xương ở người cao tuổi
Ngăn ngừa sự phát triển ung thư
Vitamin K2 đã được chứng minh là có khả năng ức chế sự phát triển của các dòng tế bào ung thư ở người bao gồm u gan cũng như để điều trị hội chứng rối loạn sinh tủy.
Hai thử nghiệm đã chỉ ra rằng bổ sung liều vitamin K2 45mg/ngày có thể làm giảm sự phát triển của ung thư biểu mô tế bào gan (HCC) ở bệnh nhân xơ gan và giảm tái phát ung thư biểu mô tế bào gan ở những bệnh nhân sau khi điều trị HCC.
Vitamin K ức chế sự phát triển của u gan và điều trị hội chứng rối loạn sinh tủy
Cải thiện tình trạng loãng xương ở bệnh nhân chạy thận
Một số nghiên cứu cho thấy rằng vitamin K2 có thể giúp cải thiện tình trạng loãng xương ở những bệnh nhân chạy thận có nồng độ hormone tuyến cận giáp trong huyết thanh thấp. Nghiên cứu đã chứng minh bổ sung ít nhất 200 mcg menaquinone-7 mỗi ngày có thể giúp ngăn ngừa tối đa tình trạng loãng xương.
Vitamin K2 giúp cải thiện tình trạng loãng xương ở một số bệnh nhân chạy thận
Ổn định thời gian đông máu của Warfarin
Theo một thử nghiệm lâm sàng mới, những người dùng thuốc chống đông máu warfarin nên được bổ sung thêm vitamin K trong chế độ ăn hàng ngày. Trong một nghiên cứu kéo dài hơn 2 tháng, kết quả cho thấy 50% người tham gia nghiên cứu điều chỉnh tăng lượng vitamin K trong chế độ ăn có thể duy trì mức chống đông máu ổn định hơn so với 20% những người chỉ bổ sung chế độ ăn bình thường.
Bổ sung vitamin K giúp ổn định thời gian chống đông máu của Warfarin
2 Cách sử dụng vitamin K đúng cách hiệu quả
Hiện tại, chưa có đủ nghiên cứu xác định mức độ an toàn tối đa của vitamin K trong chế độ ăn hàng ngày. Vì vậy, dưới đây là các khuyến nghị về lượng vitamin K cần thiết hàng ngày để bổ sung đủ cho cơ thể:
- Trẻ sơ sinh 0 - 6 tháng: 2 mcg.
- Trẻ sơ sinh 7 - 12 tháng: 2,5 mcg.
- Trẻ em 1 - 3 tuổi: 30 mcg.
- Trẻ em 4 - 8 tuổi: 55 mcg.
- Trẻ em 9 - 13 tuổi: 60 mcg.
- Thanh thiếu niên 14 - 18 tuổi: 75 mcg.
- Nam giới trên 19 tuổi: 120 mcg.
- Phụ nữ trên 19 tuổi (bao gồm cả những người đang mang thai và cho con bú): 90 mcg.
Liều bổ sung vitamin K ở mỗi độ tuổi là khác nhau
3 Các tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng vitamin K
Hấp thu nhiều vitamin K thường không được coi là có hại. Tuy nhiên, việc bổ sung quá nhiều vitamin K vẫn có thể gây ra một số tác dụng phụ sau:
- Vàng da: Vitamin K được dự trữ ở gan. Hấp thu lượng lớn vitamin K khiến gan không thể chuyển hóa và bài tiết, làm gia tăng tình trạng vàng da.
- Chán ăn, xanh xao: Vitamin K thường được hấp thụ trong ruột non và sự thay đổi liều lượng có thể ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, dẫn đến hiện tượng chán ăn.
- Khó thở: Một số người có thể gặp phản ứng dị ứng với các loại thức ăn hoặc thực phẩm bổ sung chứa vitamin K như bông cải xanh, rau diếp, dầu đậu nành dẫn đến các triệu chứng như khó thở, phát ban, buồn nôn.
- Cáu gắt: Việc sử dụng vitamin K và thuốc warfarin có thể gây ra tình trạng stress ở một số người.
Thừa vitamin K có thể gây vàng da
4 Thực phẩm giàu vitamin K
Vitamin K1 chủ yếu có trong các loại rau lá xanh, các loại đậu và một số loại quả mọng như cam, chanh, quýt, mâm xôi,... Thực phẩm chứa vitamin K2 bao gồm trứng, thịt bò và gan động vật. Ngoài ra, vitamin K còn có trong một số loại thực phẩm bổ sung.
Vitamin K có nhiều trong rau xanh, quả hạch, gan động vật,...
5 Lưu ý khi sử dụng vitamin K
- Hãy thông báo cho bác sĩ nếu bạn có tiền sử mắc bệnh rối loạn đông máu, gan, thận, đái tháo đường hoặc đang mang thai. Nếu gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nào khi sử dụng vitamin K, hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.
- Trước khi sử dụng vitamin K, hãy kiểm tra thành phần thuốc để đảm bảo bạn không dị ứng với bất kỳ thành phần nào.
Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng vitamin K dạng thực phẩm bổ sung
Xem thêm:
- Thực phẩm chứa nhiều vitamin K
- Liều dùng, cách dùng vitamin K
Bài viết trên đã cung cấp cái nhìn tổng quan về tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ của vitamin K cũng như những loại thực phẩm chứa nhiều vitamin K. Hi vọng bạn có thêm nhiều kiến thức về loại vitamin quan trọng cho cơ thể này!
Bạn đang xem bài viết Vitamin K là gì? Công dụng, cách dùng đúng thực phẩm chứa vitamin K tại chuyên mục Khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].