Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Vitamin B2 là gì? Công dụng, liều dùng vitamin B2 an toàn, hiệu quả

Thiếu hụt vitamin B2 có thể khiến cho cơ thể mệt mỏi, da khô, tóc dễ gãy rụng, ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì thế hãy cùng tìm hiểu cách dùng vitamin B2 đúng cách và một số lưu ý khi sử dụng qua bài viết dưới đây nhé.

Vitamin B2 là gì?

Vitamin B2 (riboflavin) là chất mà cơ thể không tự sản sinh ra được nên cần được cung cấp từ bên ngoài vào cơ thể qua thực phẩm hoặc dưới dạng thực phẩm bổ sung. Bổ sung vitamin B2 giúp cơ thể chuyển hóa thức ăn thành các năng lượng cần thiết cho hoạt động sống và quá trình hô hấp của tế bào.

1 Công dụng vitamin B2

Ngăn ngừa chứng đau nửa đầu

Vitamin B2 (riboflavin) có thể làm giảm căng thẳng và giảm thiểu tình trạng viêm dây thần kinh, từ đó góp phần làm giảm chứng đau nửa đầu. Trong một nghiên cứu nhận thấy rằng những người dùng 400mg vitamin B2 mỗi ngày trong 3 tháng ít bị chứng đau nửa đầu hơn.

Do đó, Viện Thần kinh học Hoa Kỳ và Hiệp hội Đau đầu Hoa Kỳ cho rằng những người mắc chứng đau nửa đầu mạn tính có thể bổ sung riboflavin (vitamin B2) hàng ngày như một biện pháp phòng ngừa.

Riboflavin có thể làm giảm căng thẳng và tình trạng đau nửa đầu

Riboflavin có thể làm giảm căng thẳng và tình trạng đau nửa đầu

Giảm nguy cơ ung thư

Một nghiên cứu cho thấy cung cấp nhiều vitamin B2 hơn từ chế độ ăn uống và chất bổ sung có nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng thấp hơn ở phụ nữ sau mãn kinh.

Ngoài ra, có một số nghiên cứu ở những người đang hút thuốc, việc bổ sung lượng riboflavin trong chế độ ăn uống có thể giảm thiểu nguy cơ ung thư phổi.

Bổ sung lượng vitamin B2 trong chế độ ăn uống có thể giảm thiểu nguy cơ ung thư phổi

Bổ sung lượng vitamin B2 trong chế độ ăn uống có thể giảm thiểu nguy cơ ung thư phổi

Giúp mắt khỏe mạnh

Vitamin B2 cùng với các chất dinh dưỡng khác rất quan trọng cho thị lực bình thường. Các nghiên cứu ban đầu cho thấy riboflavin giúp ngăn ngừa đục thủy tinh thể và các vấn đề như mờ mắt hoặc nhìn đôi.

Do đó, một chế độ ăn giàu vitamin B2 và các phức hợp vitamin B khác có thể giúp cho đôi mắt của bạn khoẻ mạnh.

Một chế độ ăn giàu vitamin B2 có thể giúp mắt khỏe mạnh

Một chế độ ăn giàu vitamin B2 có thể giúp mắt khỏe mạnh

Ngăn ngừa thiếu máu

Vitamin B2 trong cơ thể có ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ và chuyển hóa sắt, việc thiếu vitamin này dẫn đến tình trạng không có đủ chất sắt để tạo ra các tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Một nghiên cứu cho thấy lượng tiêu thụ vitamin B2 thấp có liên quan đến việc tăng nguy cơ thiếu máu.

Bổ sung vitamin B2 là ưu tiên hàng đầu để phòng ngừa bệnh thiếu máu

Bổ sung vitamin B2 là ưu tiên hàng đầu để phòng ngừa bệnh thiếu máu

2 Liều dùng vitamin B2

Lượng vitamin B2 bạn cần tiêu thụ mỗi ngày tùy thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi, giới tính và tình trạng cơ thể:

Đối tượng Hàm lượng vitamin B2

Trẻ sơ sinh đến 6 tháng tuổi

0,3 mg

Trẻ nhỏ từ 7 - 12 tháng tuổi

0,4 mg

Trẻ từ 1 - 3 tuổi

0,5 mg

Trẻ từ 4 - 8 tuổi

0,6 mg

Trẻ từ 9 - 13 tuổi

0,9 mg

Thanh thiếu niên từ 14 - 18 tuổi

Nam

1,3 mg

Nữ

1,0 mg

Người lớn trên 19 tuổi

Nam

1,3 mg

Nữ

1,1 mg

Phụ nữ mang thai

1,4 mg

Phụ nữ cho con bú

1,6 mg
Thiếu máu

5 - 30 mg/ngày, chia làm nhiều lần

Đau nửa đầu

400 mg/ngày
Đục thủy tinh thể

3 mg/ngày kết hợp với 40 mg/ngày vitamin B3

Homocysteine cao

1,6 mg/ngày

Bệnh Parkinson

30 mg, 3 lần/ngày

Lượng vitamin B2 bạn cần tiêu thụ mỗi ngày tùy thuộc vào nhiều yếu tố

Lượng vitamin B2 bạn cần tiêu thụ mỗi ngày tùy thuộc vào nhiều yếu tố

3 Cách dùng vitamin B2

Vitamin B2 là một trong những loại vitamin hòa tan trong nước nên được hấp thu tốt hơn khi dạ dày trống. Do đó, thời điểm tốt nhất để sử dụng vitamin B2 là vào buổi sáng cùng với nhiều nước, trước khi ăn sáng tầm 30 phút hoặc 2 giờ sau khi ăn.

Thời điểm tốt nhất để sử dụng vitamin B2 là vào buổi sáng

Thời điểm tốt nhất để sử dụng vitamin B2 là vào buổi sáng

4 Một số lưu ý khác khi dùng vitamin B2

Sử dụng vitamin B2 hiếm khi xuất hiện các tác dụng phụ nghiêm trọng, kể cả ở liều cao. Tuy nhiên, tiêu thụ liều rất cao vitamin B2 có thể gây ra:

  • Nổi mẫn ngứa.
  • Cảm giác nóng rát hoặc châm chích.
  • Nước tiểu màu vàng hoặc cam.
  • Nhạy cảm với ánh sáng.

Ngoài ra, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng vitamin B2 vì chúng có thể gây tương tác với các thuốc sau:

  • Thuốc kháng cholinergic: thường dùng để điều trị parkinson, chống co thắt đường tiêu hóa, chống nôn có thể khiến vitamin B2 khó hấp thu.
  • Kháng sinh tetracyclin: Vitamin B2 cản trở sự hấp thu và hiệu quả của kháng sinh tetracycline nên cần sử dụng vitamin B2 khác thời điểm dùng tetracyclin.
  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng và thuốc chống loạn thần: có thể làm giảm nồng độ vitamin B2 trong cơ thể.
  • Doxorubicin (thuốc điều trị ung thư): có thể làm giảm mạnh nồng độ vitamin B2 trong cơ thể.
  • Phenytoin (thuốc kiểm soát các cơn động kinh) có thể ảnh hưởng đến nồng độ vitamin B2 trong cơ thể.
  • Probenecid (điều trị bệnh gout) có thể làm giảm hấp thu vitamin B2 đường tiêu hóa và tăng bài tiết qua nước tiểu.
  • Thuốc lợi tiểu thiazid: khiến vitamin B2 đào thải nhiều hơn qua nước tiểu.

Vitamin B2 có thể gây tương tác với một số thuốc nên cần tham khảo ý kiến bác sĩ

Vitamin B2 có thể gây tương tác với một số thuốc nên cần tham khảo ý kiến bác sĩ

Xem thêm:

  • Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị khi cơ thể thiếu hụt vitamin B2
  • 14 lợi ích của vitamin B2 (Riboflavin) đối với sức khỏe có thể bạn chưa biết
  • Liều dùng, cách dùng vitamin B1

Bổ sung đầy đủ, đúng cách và tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng vitamin B2 khiến cơ thể chúng ta khỏe mạnh hơn, tránh những tác hại không mong muốn. Hãy chia sẻ bài viết này nếu thấy hữu ích bạn nhé!

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính