Theo đó, các nhà khoa học đã ứng dụng thành công công nghệ hướng đích vào các hợp chất tự nhiên, nhằm phát triển sản phẩm giúp phòng và trị bệnh viêm loét dạ dày, trào ngược.
Lần đầu tiên, các nhà khoa học Việt Nam đã ứng dụng thành công Công nghệ hướng đích vào hợp chất có nguồn gốc thiên nhiên (curcumin - chiết xuất từ củ nghệ vàng) nhằm phát triển sản phẩm đặc hiệu trong bệnh dạ dày và trào ngược.
Curcumin là thành phần tinh túy nhất, chịu trách nhiệm các tác dụng sinh học của củ nghệ vàng. Nó có rất nhiều tác dụng quý báu đã được khoa học và thực nghiệm chứng minh, trong đó có tác dụng lên bệnh lý viêm, loét dạ dày và trào ngược là tiêu biểu hơn hẳn như ngăn ngừa tiết axit, tạo lớp chất nhày bảo vệ niêm mạc dạ dày, kháng viêm, lành vết loét. Việc phát triển thuốc mới phải tối ưu đồng thời 3 yếu tố: tác dụng, độ hấp thu vào cơ thể và tính an toàn.
Công nghệ hướng đích là một phương pháp khoa học để đưa các loại thuốc đến các tế bào bị bệnh, một cách chọn lọc, mà không ảnh hưởng đến tế bào lành. Công nghệ hướng đích giúp giảm tác dụng phụ, giảm liều và tăng hiệu quả điều trị.
Thuật ngữ hướng đích được lần đầu tiên giới thiệu bởi Paul Ehrlich vào năm 1906. Tuy nhiên, chỉ hơn 1 thập kỷ gần đây, Công nghệ này mới bùng nổ với sự ra đời hàng loạt thuốc có nguồn gốc kháng thể đơn dòng, phân tử nhỏ, gần đây là hệ dẫn thuốc nano hướng đích. Theo ghi nhận của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC-Hoa Kỳ), việc đầu tư cho liệu pháp điều trị trúng đích chỉ chiếm 1% chi phí cho Nghiên cứu và phát triển (R&D) nhưng đã cứu sống 43 triệu người và đóng góp 4.700 tỷ đô la cho nền Kinh tế thế giới.
Sau 3 năm nghiên cứu, nhóm các nhà khoa học đến từ Viện Hàn Lâm khoa học và công nghệ Việt Nam, khoa Y dược (ĐHQGHN), trung tâm nano và năng lượng (ĐHQGHN) và Đại học Dược Hà nội, đã ứng dụng thành Công nghệ hướng đích vào hoạt chất curcumin, chiết xuất từ củ nghệ vàng.
Công nghệ hướng đích giúp đưa các hạt curcumin với kích thước siêu nhỏ đến trúng đích, chỉ tập trung tác dụng tại các vùng bị viêm, loét trong dạ dày để phát huy tác dụng; Việc này sẽ tránh curcumin bị lãng phí trong cơ thể. Liệu pháp hướng đích là một liệu pháp hiệu quả, là phát minh
có tính cách mạng trong lĩnh vực điều trị các bệnh dạ dày, mang đến nhiều lợi ích cho bệnh nhân.
Nhằm phát huy tối đa hiệu quả của Curcumin hướng đích, việc lựa chọn dạng bào chế phù hợp để đem lại hiệu quả nhanh nhất, an toàn nhất và phù hợp nhất với đa số người sử dụng cũng rất quan trọng. Dạng bào chế đạt được các tiêu chí này là viên nén dạng sủi.
Ở dạng bào chế sủi, các hạt curcumin hướng đích sẽ được phân tán đều trong dung dịch và đến được các vị trí khó trên đường tiêu hóa như hang vị, bờ cong… để phát huy tác dụng và giảm kích ứng niêm mạc dạ dày.
Hơn nữa, ở dạng sủi cũng là dạng bào chế ưu việt nhất để ổn định kích thước hạt curcumin siêu nhỏ, giúp tăng độ hấp thu curcumin vào cơ thể. Dạng sủi cũng sẽ tăng cường hấp thu tối đa Curcumin do sản phẩm không phải trải qua quá trình rã và giải nén; Vì ở dạng dung dịch nên có thể được hấp thu trên toàn bộ đường tiêu hóa;
Công nghệ này sẽ đưa các hạt curcumin với kích thước siêu nhỏ đến trúng đích, chỉ tập trung tác dụng tại các vùng viêm, loét trong dạ dày để phát huy tác dụng; Việc này sẽ tránh curcumin bị lãng phí trong cơ thể. Liệu pháp hướng đích là một liệu pháp hiệu quả, là phát minh có tính cách mạng trong lĩnh vực điều trị các bệnh dạ dày, mang đến nhiều lợi ích cho bệnh nhân.
T.S Lê Thị Thu Hường, Khoa Y Dược – Trưởng nhóm nghiêm cứu thiết kết và phát triển thuốc mới VSL (ĐH Quốc Gia Hà Nội) cho biết, hiện nay việc phát triển thuốc mới phải tối ưu đồng thời: tác dụng, độ hấp thu và tính an toàn.
Do đó, công nghệ hướng đích là một phương pháp khoa học để đưa các loại thuốc đến các tế bào bị bệnh, một cách chọn lọc, mà không ảnh hưởng đến tế bào lành. Hiện nay, công nghệ này được ứng dụng vào các thuốc tổng hợp, tạo ra một thế hệ thuốc mới trong điều trị ung thư, để giảm tác dụng phụ của thuốc, giảm liều và tăng hơn nữa hiệu quả điều trị.
Theo Hội Khoa học Tiêu hóa Việt Nam, khoảng 70% dân số có nguy cơ bị đau dạ dày; 20% dân số Việt Nam mắc bệnh đau dạ dày và con số này đang không ngừng tăng, ước tính mỗi năm tăng khoảng 0,2%. Viêm loét dạ dày ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bệnh nhân. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, sẽ dẫn đến nhiều biến chứng, trong có ung thư dạ dày.
Hồng NgọcBạn đang xem bài viết Việt Nam lần đầu tiên điều chế thành công viên sủi điều trị viêm loét dạ dày từ tinh chất củ nghệ vàng tại chuyên mục Sống khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].