Việc thống kê số ca mắc COVID-19 hàng ngày có cần thiết?

Nhiều người cho rằng, hiện, việc thống kê số ca mắc COVID-19 hằng ngày là không cần thiết, nhưng theo PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), thống kê số ca mắc sẽ đánh giá được diễn biến dịch đang theo xu hướng nào.

PGS.TS Trần Đắc Phu cho rằng, khi số ca mắc COVID-19 tăng cao thì số ca chuyển nặng và nhập viện cũng tăng cao theo. Dựa vào những số liệu này, cơ quan chức năng sẽ có giải pháp ứng phó kịp thời.

“Việc thống kê để tránh tình không nắm bắt được diễn biến dịch, bên cạnh đó còn tính đến khả năng có chuyến biến mới hay xuất hiện biến thể mới của virus. Về khía cạnh bệnh truyền nhiễm, ngành y tế luôn luôn phải thống kê và nắm được số ca mắc cũng phải được thống kê, chỉ là có công bố số liệu trên hệ thống hay không. Không nắm được số ca mắc thì sẽ không chống được dịch”, ông Trần Đắc Phu nói.

  Thống kê số ca mắc COVID-19 sẽ đánh giá được diễn biến dịch đang theo xu hướng nào. Ảnh minh họa

Thống kê số ca mắc COVID-19 sẽ đánh giá được diễn biến dịch đang theo xu hướng nào. Ảnh minh họa

Đánh giá tình hình dịch hiện nay, nhiều chuyên gia cho rằng, xác định sống chung với COVID-19 và các hoạt động xã hội được nới lỏng theo định hướng thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát dịch hiệu quả được dự báo sẽ khiến số ca mắc tăng cao. Đặc biệt, sau dịp Tết Nguyên đán và các hoạt động lễ hội sắp tới, số ca mắc COVID-19 trong ngày tại Việt Nam đã tăng lên hơn mốc 30.000 ca mỗi ngày.

Do vậy, các chuyên gia vẫn luôn nhắc lại khuyến cáo người dân luôn tuân thủ nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch như 5K.

Ông Phu cho biết thêm: “Các biện pháp phòng, chống dịch cơ bản nhưng hiệu quả như 5K là rất cần thiết. Dù chúng ta đã tiêm phủ vắc-xin ở tỷ lệ cao, nhưng vẫn không được buông xuôi, lơ là các biện pháp phòng dịch đơn giản nhất. Khi mắc COVID-19, có những trường hợp nhẹ, nhưng cũng có trường hợp nặng, đặc biệt những trường hợp không được tư vấn, hướng dẫn và điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ tử vong”.

Các chuyên gia khẳng định, người dân khi lây nhiễm bệnh cần phải được tư vấn, hỗ trợ từ cơ sở y tế để điều trị kịp thời và hiệu quả. Song hiện nay nhiều F0 phản ánh họ phải chờ đợi lâu và gần như không được hỗ trợ về chăm sóc sức khoẻ hay cấp thuốc từ y tế cơ sở. Điều này khiến nhiều người nghe theo bạn bè “mách” hay đọc trên mạng để mua thuốc tự điều trị. 

“Đây là vấn đề ngành y tế cần phải sát sao và rút kinh nghiệm. Với dịch bệnh truyền nhiễm, người bệnh cần được tư vấn, hỗ trợ để khi chuyển nặng sẽ được chuyển tuyến điều trị kịp thời”, PGS.TS Trần Đắc Phu nói.

An An

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính