Vì sao không nên dùng tăm xỉa răng?

Một trong những điều gây khó chịu nhất đối với mọi người là thức ăn bị nhồi nhét vào kẽ răng, sau mỗi bữa ăn. Theo như một phản xạ tự nhiên, người ta thường tìm tăm xỉa răng để giải quyết vấn đề này.

Chào bác sỹ, Tôi năm nay 37 tuổi. Tôi hay bị nhét thức ăn ở răng hàm bên dưới, rất khó chịu. Tôi dùng tăm xỉa răng hàng ngày và mấy ngày nay thấy khi xỉa răng có chảy máu. Cho tôi hỏi là tôi bị gì vậy và cách khắc phục như thế nào?Xin chân thành cám ơn bác sỹ.

Thanh Mai (TP HCM) 

Chào bạn,

Tình trạng nhồi nhét đồ ăn ở kẽ răng (thường là răng hàm) là tình trạng rất dễ gặp phải khi ở giữa những răng này xuất hiện khe lớn. Khe răng này thường hẹp, nhưng có thể lớn đến mức gây nhét thức ăn, có thể do một số nguyên nhân sau:

-  Vôi răng lâu ngày. Vôi răng lâu ngày sẽ làm cho nướu răng bị tụt, làm cho khe răng lớn hơn.

-   Sâu kẽ răng

- Nhưng nguyên nhân nhiều nhất, theo kinh nghiệm điều trị của chúng tôi là do thói quen dùng tăm xỉa răng.

Khe giữa 2 răng thường hẹp. Cây tăm lại hình trụ tròn. Cho dù được chuốt nhọn, thì chiều dài của phần nhọn cũng không đủ để xuyên qua được khe hẹp giữa 2 răng.

Vì sao không nên dùng tăm xỉa răng? 0

Do không xuyên qua được khe hẹp giữa 2 răng, chúng ta tìm cách xia qua phần cổ răng (là phần tiếp giáp giữa răng và nướu / lợi).

Chỗ này có 1 cái khe hình tam giác, được lấp đầy bởi mô mềm gọi là nhú lợi. Dùng tăm xỉa qua chỗ này để lại hậu quả là chúng ta dần dần phá hủy nhú lợi; nhú lợi bị phá hủy thì để lộ ra cái lỗ hình tam giác, thuận lợi để thức ăn dai như thịt gà, da gà, khô mực, v.v... chui vào và kẹt lại ở đó.

Thưa kẽ chân răng, với người Việt Nam, thường là do xỉa răng không đúng cách!.

Thường thì chúng ta sẽ dùng răng hàm để cắn đứt thức ăn dai, cứng. Khi cắn mạnh, các phần dai, dẻo, mềm sẽ chui tọt vào kẽ răng. Nếu kẽ răng đủ to (do ta dùng tăm mà tạo ra), thì miếng thịt to bị lực cắn mạnh tác động cũng chui tọt vào và mắc lại kẽ răng.

Do cấu trúc của kẽ răng có chỗ rộng, chỗ hẹp, miếng thịt sẽ gây sức ép lên 2 răng ở phần khe hẹp và gây đau, ê. Kiểu đau ê ẩm, âm ỉ. Sai lầm tiếp theo là để loại bỏ cảm giác ê ẩm, âm ỉ đó là dùng cây tăm thất cách để chọc ngoáy vào.

Như trên đã nói, đầu tăm chuốt nhọn quá ngắn, không đủ để xuyên từ bên này qua bên kia để có thể đẩy hẳn miếng thịt ra khỏi khe. Do đó, ta có xu hướng chọc mạnh, hy vọng sẽ đẩy được miếng thịt rớt ra ngoài. Tuy nhiên, càng làm thì răng càng đau thêm, mà miếng thịt vẫn cứ cứng đầu ở đó và tiếp tục gây đau.

Như vậy, đau là do miếng thịt nêm chặt trong kẽ răng và do ta dùng tăm to cứng để công phá khe răng hẹp. Nếu miếng thịt ngoan cố không chịu ra, thường thì 1 thời gian sau (1 hoặc 2 ngày sau), dưới tác động của nước bọt, miếng thịt sẽ mềm dần và rớt ra từng miếng nhỏ thì cảm giác đau sẽ bớt.

Để giải quyết tình trạng này, bạn nên tập bỏ thói quen dùng tăm không đúng cách. Có nhiều giải pháp:

- Tăm tre dạng nhỏ, mảnh

- Tăm nhựa có đầu tăm dài, mỏng, có thiết kế hình học phù hợp với cấu trúc khe răng hẹp như là tăm siêu sạch Easy Clean.

- Chỉ nha khoa hoặc tăm chỉ.

Vì sao không nên dùng tăm xỉa răng? 1

Trường hợp của bạn, khi xỉa tăm thấy chảy máu là do nướu răng đang bị viêm. Nước răng bị viêm là hậu quả của việc nhét đồ ăn lâu ngày.

Để khắc phục tình trạng này, trước hết bạn phải được cạo vôi vệ sinh sạch sẽ vùng nướu bị viêm. Kết hợp xúc miệng nước muối hàng ngày sẽ làm cho việc phục hồi nướu bị viêm nhanh hơn.

Sau này, bạn không nên tiếp tục dùng tăm xỉa răng nữa mà nên chuyển sang dùng chỉ nha khoa. Nếu tình trạng nhét đồ ăn nhiều và liên tục, bạn nên đến phòng khám để khám và được tư vấn cách điều trị cụ thể hơn.

Chúc bạn có một sức khỏe răng miệng tốt.

Trân trọng,

Bs Trần Mừng

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính