Theo Thượng tọa Thích Tâm Hiệp, chùa Kim Bản, Cẩm Giang, Hải Dương, nguyên nhân cốt lõi khiến người Việt Nam không sử dụng thịt chó để thờ cúng tổ tiên chính là yếu tố tình cảm giữa loài chó và con người.
Đối với người theo đạo Phật, họ không bao giờ nên ăn thịt chó, vì chó là bạn thân thiết nhất của con người, canh giữ nhà cửa, vui cùng với chủ, buồn cùng với chủ, là nhân vật đầu tiên mừng rỡ đón ở cửa khi chủ về đến nhà…
Nhiều trường hợp chủ nhân chết, chó vẫn ngồi chờ bên mộ hoặc ở những nơi kỷ niệm giữa nó và chủ nhân để ngóng đợi, có khi nhịn ăn nhịn uống đến chết theo chủ.
Một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, khi chó gặp chủ, não của nó sẽ tiết ra một loại hoóc môn giống như khi bạn nhìn thấy người yêu của mình.
Điểm dễ nhận thấy nhất là khi người chủ vuốt ve những con chó khác, con chó của người chủ lập tức chen vào vì nó ghen.
Với sự trung thành và tình cảm lớn dành cho con người cho nên không ai nhẫn tâm giết nó để đưa lên thờ cúng tổ tiên. – Thượng tọa Thích Tâm Hiệp nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, cũng có quan điểm cho rằng, chó là loài vật ăn tạm, nó ăn những thứ mất vệ sinh nên đây cũng là một yếu tố khiến người Việt không muốn đưa lên ban thờ.
Thượng tọa Thích Tâm Hiệp, Am Thụy Ứng, Thôn Thi Ông, Hải Vĩnh, Hải Lăng, Quảng Trị. Bên cạnh các công việc phật sự, ông dành nhiều thời gian quan tâm đặc biệt đến việc gìn giữ và phát huy văn hóa Việt.
Năm 2016, ông cho ra đời “Tủ Vàng Sách Quý Việt Nam”, đây là dự án phát triển văn hóa đọc cho các bạn trẻ và cộng đồng nói chung, tập trung vào 3 nội dung: Nghệ thuật chế tác, định hướng khởi nghiệp thành công và khơi nguồn tinh hoa Văn hóa Việt.
Hoàng HiệpBạn đang xem bài viết Vì sao người Việt không dùng thịt chó để cúng? tại chuyên mục Cuộc sống Muôn màu của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].