Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Vì sao Đức bất ngờ ra lệnh cấm dùng đồng hồ thông minh trẻ em?

Lãnh đạo Đức đã ra lệnh cấm bán đồng hồ thông minh (smartwatch) cho trẻ em vì cho rằng chúng có thể trở thành thiết bị theo dõi.

_98800425_mediaitem98356800

Trước đó nước này đã ra lệnh cấm đối với một loại búp bê có thể kết nối mạng Internet có tên là My Friend Cayla với lý do tương tự, đó là hacker có thể truy cập, kết nối và trò chuyện với trẻ em.

Federal Network Agency (Bundesnetzagentur) – một cơ quan giám sát của Chính phủ Đức - yêu cầu những phụ huynh có loại đồng hồ này phải 'tiêu diệt' chúng.

Một chuyên gia cho biết quyết định này có thể là yếu tố đột biến làm thay đổi cuộc chơi cho các thiết bị kết nối Internet.

'Những thiết bị thông minh bảo mật kém thường dễ bị xâm nhập. Đây là vấn đề rất đáng quan ngại nhất là với loại đồng hồ do thám GPS trên trẻ em - loại đồng hồ mà vẫn được cho rằng là để bảo đảm an toàn cho trẻ' - chuyên gia an ninh Ken Munro của công ty Pen Test Partners cho biết.

'Các quy định về Internet Vạn Vật vẫn còn rất thiếu thốn', do đó các hãng sản xuất vẫn bán cho chúng ta những sản phẩm thông minh thiếu an toàn và điều đó cực kỳ nguy hiểm.

'Áp dụng quy định cấm các thiết bị như vậy sẽ là một sự thay đổi cuộc chơi, khiến các hãng sản xuất phải ngừng kiểu sản xuất chóng vánh, lỏng lẻo đối với an toàn của trẻ'.

Cơ quan giám sát cho biết họ đã áp dụng lệnh cấm đối với một số công ty bán mặt hàng đồng hồ thông minh này trên Internet.

'Thông qua một ứng dụng, cha mẹ có thể sử dụng đồng hồ thông minh của con để nghe lén xung quanh con, như vậy bị xem là hệ thống đường truyền trái phép', Jochen Homann, chủ tịch của Federal Network Agency cho biết.

'Theo nghiên cứu của chúng tôi, chiếc đồng hồ này còn được cha mẹ dùng để nghe lén giáo viên trong lớp'.

Cơ quan này cũng yêu cầu các trường học phải lưu tâm đến loại đồng hồ này của học sinh.

Búp bê My Friend Cayla đã bị cấm ở Đức

Búp bê My Friend Cayla đã bị cấm ở Đức

Theo dõi trẻ em

Những chiếc đồng hồ như thế này được bán rất nhiều ở Đức và chủ yếu nhắm vào trẻ ở độ tuổi từ 5 đến 12.

Hầu hết chúng đều được lắp một thẻ Sim có thể nghe gọi, và được cài đặt và điều khiển qua một ứng dụng. 

Hồi tháng 10, Hiệp hội người tiêu dùng Na Uy đã cảnh báo một số đồng hồ trẻ em có GPS và GATOR đã phạm lỗi truyền và lưu trữ dữ liệu không mã hóa.

Điều đó có nghĩa là những kẻ lạ mặt có thể sử dụng kỹ thuật xâm nhập cơ bản để theo dõi trẻ em hoặc làm giả tín hiệu địa điểm của trẻ.

Finn Myrstad, trưởng phụ trách chính sách kỹ thuật số của Hiệp hội người tiêu dùng Na Uy cho biết: 'Lệnh cấm này là một tín hiệu mạnh mẽ đối với các hãng sản xuất sản phẩm cho trẻ em rằng sản phẩm của họ cần phải an toàn hơn.'

Ông cũng kêu gọi các biện pháp trên diện rộng toàn châu Âu để tăng cường an toàn trên các thiết bị này.

Hoàng Nguyên

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính