1. Trẻ sẽ cho rằng người lớn có quyền đụng chạm trẻ
Trẻ em không chỉ học từ cha mẹ mà còn từ môi trường sống xung quanh. Khi cha mẹ để những người họ hàng xa mà trẻ không quen ôm, thơm má trẻ mỗi khi gặp, trẻ sẽ dần dần "bình thường hóa" hành vi này.
Do đó cha mẹ cần dạy trẻ phân biệt giữa những sự đụng chạm "tốt" và "xấu".
2. Trẻ sẽ cho rằng cha mẹ không quan tâm cảm nhận của mình
Bày tỏ sự thân thiết với những người họ hàng trong các dịp họp mặt gia đình là điều bình thường, nhưng hãy nhớ con trẻ có thể chưa quen với điều này.
Thêm vào đó, nếu trẻ từ chối ôm hôn họ hàng mà bạn vẫn bắt ép, trẻ sẽ bắt đầu cho rằng cha mẹ quan tâm đến người lạ hơn mình.
3. Trẻ sẽ cho rằng họ hàng không thể là kẻ xấu
Theo báo cáo, gần 70% các trường hợp trẻ bị lạm dụng là bởi thành viên trong cùng gia đình.
Ép buộc trẻ ôm hôn hay bị người lạ ôm hôn sẽ khiến trẻ cho rằng những hành vi ép buộc đó không có gì sai trái và những người họ hàng không thể là kẻ lạm dụng.
4. Trẻ không biết nên tin hay không tin người lạ
Cha mẹ thường nhắc trẻ không được nói chuyện và nhận đồ của người lạ, nhưng chính cha mẹ có thể bắt trẻ thơm má một người mà trẻ không biết.
Mặc dù người thân, họ hàng không phải là người lạ, nhưng con trẻ có thể chưa biết điều đó. Nó sẽ khiến trẻ bối rối, không biết khi nào nên tin hay nên cảnh giác với ai.
5. Có thể có lý do nào đó khiến trẻ không chịu ôm hôn người lớn
Một nghiên cứu tâm lý năm 2007 cho rằng trẻ có bản năng phân biệt giữa cái tốt và xấu. Nếu trẻ không muốn cho ai ôm hoặc khóc mỗi khi bị ai bế, thì có thể có lý do đằng sau đó.
Với trẻ nhỏ, lý do có thể là người họ hàng đó đã từng nói gì hay làm gì với trẻ. Thay vì bắt ép trẻ, hãy đợi đến khi khách rời đi và bình tĩnh hỏi con bạn lý do con không muốn ôm vị khách.
(Theo Bright Side)
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết Vì sao cha mẹ không nên ép trẻ ôm hôn người lớn, kể cả họ hàng thân thiết? tại chuyên mục Dạy con của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].