Vàng mã cúng rằm tháng 7 gồm những gì?
Như chúng ta đã biết, cúng rằm tháng 7 là nghi lễ quan trọng trong văn hóa người Việt Nam. Vào ngày này, các gia đình thường chọn lựa những lễ vật, vàng mã để cúng thần linh, gia tiên và cúng cô hồn. Một trong những lễ vật quan trọng không thể thiếu chính là vàng mã. Vậy vàng mã cúng rằm tháng 7 gồm những gì?
- Vàng mã cúng rằm tháng 7 mâm cúng thần linh và gia tiên
Trên mâm cúng thần linh rằm tháng 7 bạn cần chuẩn bị một con gà trống và đĩa xôi đỗ xanh hoặc bánh chưng đều được. Ngoài ra, trên mâm lễ cũng cần chuẩn bị rượu, trái cây và một bình hoa tươi.
Với mâm cúng gia tiên ngày rằm tháng 7, mâm cúng cần có: Mâm cơm chay hoặc các món mặn tùy vào gia chủ. Trên mâm cỗ mặn thường có xôi gấc, gà luộc, món xào, canh. Gia chủ bày thêm tiền vàng và các vật dụng dành cho người cõi âm làm từ giấy tượng trưng cho các món đồ thật như: Quần áo, giày dép, áo bào, cung điện, ngựa và một số đồ trang sức.
Sở dĩ người ta sắm vàng mã cúng rằm tháng 7 tươm tất, bởi quan niệm "trần sao, âm vậy" mong muốn người cõi âm cũng có một cuộc sống đủ đầy giống như người trên dương gian.
- Vàng mã cúng rằm tháng 7 mâm cúng chúng sinh
Khác với lễ cúng thần linh, tổ tiên, người Việt thường làm lễ cúng chúng sinh ngoài cổng hoặc vỉa hè.
Thông thường, mâm cỗ cúng cô hồn (chúng sinh) thường có các loại lễ vật sau:
Tiền chúng sinh, mâm ngũ quả, bỏng ngô, khoai lang luộc, ngô luộc, sắn luộc, kẹo bánh, tiền thật, cháo, gạo, muối...
Lưu ý, khi bày mâm cúng chúng sinh rằm tháng 7, bạn nên rải tiền vàng ra mâm theo 4 hướng: Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng từ 3 - 5 - 7 cây hương và bày lễ rồi cúng ngoài trời.
Cúng rằm tháng 7 cần lưu ý gì?
Bên cạnh việc chuẩn bị đồ lễ, vàng mã cúng rằm tháng 7, các gia chủ cũng cần chú ý đến những điều sau:
+ Lễ cúng Phật phải được đặt ở nơi cao nhất, sau đó mới đến thần linh và cuối cùng là mâm cúng gia tiên.
Sau khi cúi đầu lạy Phật, dâng lễ, tại ơn, cầu xin, hứa nguyện, gia chủ có thể tụng kinh, niệm phật.
+ Với lễ cúng chúng sinh (cúng cô hồn) gia chủ cần chuẩn bị đầy đủ các đồ lễ đã giới thiệu ở trên và thực hiện lễ cúng ngoài trời.
Văn khấn cúng cô hồn thường không quá cầu kỳ, bạn có thể khấn nôm theo tâm nguyện và rải lòng thương của mình đến các cô hồn.
Trên đây là một số lưu ý khi cúng rằm tháng 7 và chuẩn bị vàng mã cúng rằm tháng 7.
Vàng mã là một tục lệ rất lâu đời của nước ta. Chúng ta tiếp nhận văn hóa này ở thời điểm bị Trung Quốc đô hộ. Không chỉ riêng Việt Nam, nhiều nước khu vực Đông Nam Á cũng bị ảnh hưởng bởi tục lệ này.
Ngay ở những đất nước Phật giáo, nhiều chùa ra quy định không cho vàng mã, hương đèn để đảm bảo vệ sinh. Nhiều nơi, họ sử dụng loại nhang hóa học không khói để bảo vệ môi trường và hạn chế tối đa việc sử dụng giấy tiền, hương nhang.
Người Việt đang không hiểu được quy luật của văn hóa phương Đông. Trong khi một văn hóa đẹp với sự tượng trưng, ước lệ, cách điệu. Nhiều người đang “tả thực” nó, “trần trụi” nó.
Dẫn lời GS Hoàng Chương – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam chia sẻ về tục đốt vàng mã của người Việt trên Tạp chí điện tử Gia Đình Mới.
Phương Anh (T/h)Bạn đang xem bài viết Vàng mã cúng rằm tháng 7 gồm những gì, lưu ý cúng rằm cần ghi nhớ tại chuyên mục Cuộc sống Muôn màu của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].