Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Uống nước lá chanh có tác dụng gì? 14 tác dụng và lưu ý khi uống

Uống nước lá chanh có thể giúp cải thiện nhiều vấn đề sức khỏe như táo bón, nhiễm trùng, hen suyễn... Lá chanh có tác dụng gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây nhé!

1 Giới thiệu tổng quan về lá chanh

Lá chanh là lá của cây chanh (Citrus aurantiifolia hoặc Citrus limon), thuộc họ Cam (Rutaceae). Lá chanh thường được sử dụng để làm gia vị trong các món ăn của người Việt Nam. 

Theo Y học cổ truyền, lá chanh có vị cay ngọt, tính ôn giúp sát khuẩn, hòa đàm, tiêu đờm và chỉ khái (giảm ho). Lá chanh dùng chủ trị trong các trường hợp ho do lạnh, cảm sốt không ra mồ hôi, hỗ trợ điều trị hen phế quản...

Mô tả đặc điểm hình thái của lá chanh:

  • Lá chanh có hình bầu dục thuôn dài, mép lá có thể có răng cưa nhẹ.
  • Mùi hương rất đặc trưng, mạnh mẽ và dễ nhận biết, thường gợi nhớ đến hương chanh tươi mát.

Lá chanh có hình bầu dục thuôn dài, mép lá có thể có răng cưa

Lá chanh có hình bầu dục thuôn dài, mép lá có thể có răng cưa

2 Các tác dụng của lá chanh đối với sức khỏe

Kháng khuẩn

Lá chanh chứa nhiều hợp chất có đặc tính kháng khuẩn như limonene, citral và geraniol. Các hợp chất này không chỉ giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn mà còn mang lại cho lá chanh mùi hương cam quýt đặc trưng.

Vì vậy, lá chanh thường được sử dụng để tăng cường hệ thống miễn dịch và hỗ trợ điều trị một số bệnh nhiễm trùng. 

Lá chanh có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng

Lá chanh có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng

Chống oxy hoá

Lá chanh chứa nhiều vitamin C - một chất chống oxy hóa mạnh giúp chống lại các gốc tự do gây tổn hại tế bào và DNA. Vitamin C cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình chữa lành vết thương và phục hồi mô, giúp duy trì làn da khỏe mạnh và hỗ trợ điều trị các vết thâm do mụn trứng cá, chàm hoặc bệnh vẩy nến.

Ngoài vitamin C, lá chanh còn chứa nhiều hợp chất có đặc tính chống oxy hóa bao gồm flavonoid, axit phenolic và terpen. Các chất này đã được chứng minh là có tác dụng trung hòa các gốc tự do và bảo vệ tế bào khỏi tổn thương, góp phần nâng cao sức khỏe tổng quát.

Các chất chống oxy hóa trong lá chanh giúp bảo vệ tế bào

Các chất chống oxy hóa trong lá chanh giúp bảo vệ tế bào

Đặc tính kháng nấm

Dầu chiết xuất từ lá chanh đã được chứng minh là có hiệu quả chống lại nhiều loại nấm, bao gồm các loài aspergillus và candida. Hơn nữa, lá chanh còn chứa các hợp chất như limonene và citral, cả hai đều đã được xác nhận là có hoạt tính kháng nấm mạnh.

Ngoài ra, lá chanh còn có đặc tính làm se và kháng khuẩn, giúp ngăn chặn sự phát triển của vi sinh vật gây hại. Vì vậy, lá chanh thường được dùng để phòng ngừa và điều trị các bệnh về nấm da, móng, tóc,...

Lá chanh có đặc tính kháng nấm giúp ngăn chặn sự phát triển của nấm

Lá chanh có đặc tính kháng nấm giúp ngăn chặn sự phát triển của nấm

Có tác dụng sát trùng

Lá chanh có khả năng sát trùng, làm sạch vết thương, tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi sinh vật gây nhiễm trùng. Điều này đặc biệt hữu ích trong việc điều trị các vết thương nhỏ như vết cắt, vết trầy xước và vết bỏng.

Lá chanh có khả năng tiêu diệt vi sinh vật gây nhiễm trùng vết thương

Lá chanh có khả năng tiêu diệt vi sinh vật gây nhiễm trùng vết thương

Khả năng chống viêm

Nhờ có đặc tính chống viêm mạnh, lá chanh đã trở thành một phương pháp điều trị viêm khớp hiệu quả. Các tinh dầu có trong lá chanh đã hoạt động như một loại thuốc giảm đau tự nhiên giúp làm dịu cơn đau do viêm khớp và đồng thời làm giảm tình trạng viêm. 

Lá chanh có khả năng chống viêm giúp giảm sưng và đau 

Lá chanh có khả năng chống viêm giúp giảm sưng và đau 

Hỗ trợ điều trị táo bón

Lá chanh chứa flavonoid, tinh dầu dễ bay hơi và tanin - các chất này có tác dụng nhuận tràng, kích thích nhu động ruột và làm mềm phân. Vì vậy, lá chanh thường được dùng để cải thiện chức năng tiêu hóa và làm giảm tình trạng táo bón do khó tiêu hoặc chán ăn.

Lá chanh có tác dụng nhuận tràng và làm giảm táo bón

Lá chanh có tác dụng nhuận tràng và làm giảm táo bón

Giúp xương chắc Khỏe

Lá chanh cung cấp nhiều khoáng chất quan trọng, trong đó có canxi - nguyên liệu cấu tạo nên cấu trúc xương, đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì sự chắc khỏe của răng và xương cũng như hỗ trợ tăng cường chức năng cơ bắp. Bổ sung canxi đầy đủ có thể giúp phòng ngừa loãng xương.

Lá chanh cung cấp canxi giúp xương chắc khỏe

Lá chanh cung cấp canxi giúp xương chắc khỏe

Bổ sung sắt cho cơ thể

Lá chanh cung cấp một lượng sắt đáng kể, hỗ trợ sản xuất hồng cầu và ngăn ngừa thiếu máu. Ngoài ra, sắt còn có vai trò vận chuyển oxy từ phổi đến tất cả các cơ quan trong cơ thể bao gồm cơ, não và tim - đảm bảo lưu lượng oxy, cung cấp năng lượng duy trì các chức năng sinh lý bình thường.

Lá chanh hỗ trợ bổ sung sắt cho cơ thể

Lá chanh hỗ trợ bổ sung sắt cho cơ thể

Cải thiện sức khỏe hệ tiêu hoá

Lá chanh hỗ trợ cải thiện tiêu hóa bằng cách kích thích sản xuất các enzym tiêu hóa trong dạ dày. Enzyme sẽ phân hủy thức ăn thành các phần tử nhỏ hơn để tăng cường khả năng hấp thụ các dưỡng chất vào cơ thể.

Ngoài ra, tinh dầu trong lá chanh còn giúp thư giãn các cơ trong ruột và làm giảm sự tích tụ khí trong quá trình tiêu hóa. Điều này giúp cải thiện cảm giác khó chịu khi bị đầy hơi. 

Lá chanh kích thích tiết enzym tiêu hóa giúp cải thiện quá trình tiêu hóa và hấp thụ 

Lá chanh kích thích tiết enzym tiêu hóa giúp cải thiện quá trình tiêu hóa và hấp thụ 

Cải thiện tâm trạng 

Căng thẳng do làm việc quá sức có thể dẫn đến mất ngủ và mệt mỏi. Trong trường hợp này, việc hít thở mùi hương tự nhiên của lá chanh có thể giúp làm dịu tâm trí. Cơ thể lúc này sẽ cảm thấy sảng khoái, thoải mái và dễ chịu hơn.

Hơn nữa, tinh dầu atsiri có trong lá chanh còn có tác dụng cải thiện tâm trạng và giảm căng thẳng. Uống nước lá chanh đun sôi hoặc thêm lá chanh vào các món salad giúp tâm trạng được tốt hơn.

Hương thơm từ tinh dầu lá chanh có tác dụng cải thiện tâm trạng và giảm căng thẳng

Hương thơm từ tinh dầu lá chanh có tác dụng cải thiện tâm trạng và giảm căng thẳng

Chữa bệnh hen suyễn

Hen suyễn gây viêm và co thắt đường thở, dẫn đến triệu chứng đặc biệt khó chịu như khó thở, thở khò khè và ho. Đặc tính chống viêm của lá chanh có thể giúp giảm viêm trong đường thở và làm dịu các triệu chứng của bệnh hen suyễn, từ đó hỗ trợ cải thiện khả năng thở và giảm cơn đau liên quan đến tình trạng này.

Đặc tính chống viêm và kháng khuẩn của lá chanh giúp chữa bệnh hen suyễn

Đặc tính chống viêm và kháng khuẩn của lá chanh giúp chữa bệnh hen suyễn

Tăng cường hệ thống miễn dịch

Lá chanh hỗ trợ tăng cường chức năng miễn dịch thông qua một số cơ chế chính sau:

  • Chống oxy hóa: Lá chanh chứa nhiều chất chống oxy hóa bao gồm flavonoid, axit phenolic và terpenoid. Những hợp chất này giúp bảo vệ hệ thống miễn dịch bằng cách trung hòa các gốc tự do và giảm stress oxy hóa - những yếu tố làm suy yếu chức năng miễn dịch và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Kháng khuẩn: Lá chanh chứa các hợp chất có đặc tính kháng khuẩn mạnh, có khả năng ức chế sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn, virus và nấm. Hoạt động kháng khuẩn này giúp hệ thống miễn dịch chống lại các mầm bệnh có hại, từ đó ngăn ngừa hoặc giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Lá chanh có thể hỗ trợ tăng cường chức năng của hệ thống miễn dịch

Lá chanh có thể hỗ trợ tăng cường chức năng của hệ thống miễn dịch

Giúp răng chắc khỏe, giảm hôi miệng

Nhờ đặc tính kháng khuẩn, lá chanh có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn và ngăn ngừa tích tụ mảng bám gây sâu răng, bệnh nướu và viêm nha chu... Bạn có thể nhai lá chanh tươi hoặc sử dụng chúng để làm nước súc miệng, giúp che giấu mùi hôi và mang lại cảm giác tươi mát trong miệng.

Ngoài ra, việc nhai lá chanh còn kích thích tiết nước bọt. Nước bọt giúp rửa sạch các mảnh vụn thức ăn và vi khuẩn, trung hòa axit gây hại cho men răng, hỗ trợ quá trình tái khoáng hóa răng.

Lá chanh có đặc tính kháng khuẩn giúp làm sạch miệng và ngăn ngừa hôi miệng

Lá chanh có đặc tính kháng khuẩn giúp làm sạch miệng và ngăn ngừa hôi miệng

Cải thiện sức khỏe làn da

Lá chanh giàu các chất chống oxy hóa bao gồm flavonoid, axit phenolic và terpenoid. Chúng có khả năng trung hòa các gốc tự do và giảm stress oxy hóa, ngăn ngừa lão hóa da.

Nhờ vào khả năng bảo vệ tế bào da khỏi tác hại của quá trình oxy hóa, lá chanh ngăn ngừa sự hình thành các nếp nhăn, vết chân chim và đốm đồi mồi, góp phần mang lại làn da tươi sáng rạng rỡ. 

Các chất chống oxy hóa và vitamin trong lá chanh ngăn lão hóa và làm sáng da 

Các chất chống oxy hóa và vitamin trong lá chanh ngăn lão hóa và làm sáng da 

3 Một số bài thuốc từ lá chanh

Các bài thuốc từ lá chanh dưới đây chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị và không thể thay thế các chỉ định của bác sĩ. Để đảm bảo việc sử dụng các bài thuốc này là phù hợp và an toàn, người dùng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng.

  • Điều trị ho do cảm lạnh: Chuẩn bị 5g lá chanh tươi và 3g gừng tươi. Rửa sạch nguyên liệu. Đem lá chanh và gừng đã thái lát sắc với 400ml nước cho đến khi còn 100ml. Thêm một ít đường vào nước sắc và uống trong 3-5 ngày.
  • Trị cảm sốt không ra mồ hôi: Sử dụng 30g lá chanh khô hoặc 10g lá chanh tươi, sắc lấy nước uống trong ngày.
  • Hỗ trợ điều trị hen phế quản: Chuẩn bị 35g lá chanh khô và 15g dây tơ hồng. Sao vàng hai nguyên liệu rồi đem sắc với 3 bát nước, đun sôi rồi để nhỏ lửa cho đến khi còn 1 bát. Chia bát nước thành 2-3 lần uống trong ngày và dùng bài thuốc này liên tục trong 10 ngày.
  • Hỗ trợ điều trị mụn nhọt không có mủ: Chuẩn bị 10g lá chanh, 8g lá gai tầm xoọng và 10g tinh tre. Phơi khô nguyên liệu và tán thành bột. Rắc bột lên vùng bị mụn nhọt và băng lại trong 8-10 phút. Thực hiện 2 lần mỗi ngày.
  • Nước xông hơi giải cảm: Kết hợp lá chanh với lá bưởi, cúc tần, lá tre, bạc hà, sả và tỏi. Đun sôi hỗn hợp và xông hơi để kích thích ra mồ hôi giúp giải cảm.

Các bài thuốc từ lá chanh có tác dụng hỗ trợ điều trị

Các bài thuốc từ lá chanh có tác dụng hỗ trợ điều trị

4 Một số lưu ý khi sử dụng lá chanh

Khi sử dụng lá chanh trong các phương pháp điều trị hoặc chăm sóc sức khỏe, bạn cần lưu ý những điểm sau để đảm bảo hiệu quả và an toàn:

  • Thận trọng khi dùng cho người bị dị ứng trái cây họ cam quýt, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
  • Tham khảo ý kiến ​​của thầy thuốc trước khi kết hợp lá chanh với bất kỳ loại thảo mộc nào hoặc khi đang sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh.
  • Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng không mong muốn nào sau khi sử dụng lá chanh, hãy ngừng sử dụng và tìm kiếm sự tư vấn y tế.
  • Các bài thuốc từ lá chanh chỉ nên được sử dụng như một phương pháp hỗ trợ và không thay thế cho các phương pháp điều trị y tế khoa học.

Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú nên thận trọng khi sử dụng lá chanh

Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú nên thận trọng khi sử dụng lá chanh

Xem thêm:

  • 17 tác dụng của quả chanh đối với sức khỏe không phải ai cũng biết
  • Uống nước vỏ chanh có tác dụng gì? 15 công dụng và lưu ý
  • Uống nước chanh có giảm cân không? Cách uống nước chanh giảm cân, đẹp da

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về những tác dụng của việc uống nước lá chanh. Nếu thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ đến mọi người bạn nhé!

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/ 

Mã số chuẩn quốc tế (ISSN): e-ISSN 3093-3269

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected] 

Thông tin toà soạn | Ngân hàng- Tài chính I Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính