Từ 1/3, mẫu bằng đại học mới không phân biệt chính quy, tại chức

Thông tư 27/2019/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT ban hành, từ 1/3/2020, nội dung ghi trên văn bằng đại học không phân biệt hệ chính quy và tại chức.

  Bộ GD&ĐT ban hành thông tư thay đổi cách ghi văn bằng đại học.

Bộ GD&ĐT ban hành thông tư thay đổi cách ghi văn bằng đại học.

Theo đó, Thông tư này quy định sinh viên tốt nghiệp giáo dục đại học sẽ được cấp văn bằng và phụ lục văn bằng, áp dụng với bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ và các văn bằng trình độ tương đương.

Đặc biệt, một trong những điểm mới của Thông tư này là không ghi thông tin về hình thức đào tạo như chính quy hoặc vừa làm vừa học; học từ xa hay tự học có hướng dẫn trong nội dung chính của văn bằng như quy định cũ tại phụ lục kèm theo Thông tư số 19/2011/TT-BGDĐT.

Nội dung này sẽ được ghi tại mục thông tin về văn bằng trên phụ lục văn bằng.

Kèm theo đó là các nội dung khác về chuyên ngành đào tạo, ngày nhập học, ngôn ngữ đào tạo, thời gian đào tạo, trình độ đào tạo theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Nội dung chính ghi trên văn bằng giáo dục đại học với 10 tiêu đề:

1 - CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

2 - Tên văn bằng theo từng trình độ đào tạo (bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ, văn bằng trình độ tương đương)

3 - Ngành đào tạo

4 - Tên cơ sở cấp văn bằng;

5 - Họ, chữ đệm, tên của người được cấp văn bằng

6 - Ngày tháng năm sinh của người được cấp văn bằng

7 - Hạng tốt nghiệp (nếu có)

8 - Địa danh, ngày tháng cấp năm bằng

9 - Chức danh, chữ ký, họ, tên đệm của người có thẩm quyền cấp văn bằng và đóng dấu theo quy định

10 - Số hiệu, sổ vào sổ cấp văn bằng

  Từ 1/3, trên bằng đại học sẽ không ghi hình thức đào tạo: chính quy, tại chức, vừa học vừa làm...

Từ 1/3, trên bằng đại học sẽ không ghi hình thức đào tạo: chính quy, tại chức, vừa học vừa làm...

Nội dung chính ghi trên phụ lục văn bằng gồm:

- Thông tin về người được cấp văn bằng: họ, chữ đệm, tên, ngày tháng năm sinh.

- Thông tin về văn bằng: tên cơ sở giáo dục đại học cấp bằn, chuyên ngành đào tạo, ngày nhập học, ngôn ngữ đào tạo, thời gian đào tạo, trình độ đào tạo theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam, hình thức đào tạo.

- Thông tin về nội dung, kết quả học tập (nếu có); tên học phần hoặc môn học, số tín chỉ của từng học phần hoặc môn học; điểm học phần hoặc môn học, tổng số tín chỉ tích lũy, điểm trung bình, tên và kết quả luận văn, luận án, điểm xếp hạng tốt nghiệp.

Trường hợp văn bằng được cấp khi các tín chỉ tích lũy ở những cơ sở đào tạo khác nhau, cần ghi rõ tên môn học, số tín chỉ của từng môn học được công nhận để xét tốt nghiệp và tên cơ sở đào tạo.

- Thông tin kết nối với văn bằng, mã số sinh viên, học viên, nghiên cứu viên, số hiệu văn bằng.

Như vậy, trên văn bằng sẽ chỉ còn 10 nội dung là: Tiêu đề, tên văn bằng theo từng trình độ đào tạo, ngành đào tạo, tên cơ sở giáo dục đại học cấp văn bằng, họ, chữ đệm, tên, ngày tháng năm sinh của người được cấp văn bằng, hạng tốt nghiệp (nếu có), số hiệu, số vào sổ gốc cấp văn bằng…

Đồng thời, cơ sở giáo dục đại học được tự thiết kế mẫu và bổ sung các nội dung khác ghi trên văn bằng cũng như phụ lục văn bằng phù hợp với quy định của pháp luật…

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/3/2020. 

V.An

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính