Đo huyết áp là cách tự kiểm soát huyết áp của bản thân, đặc biệt là đối với những người có tiền sử bệnh huyết áp, người già có nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp. Vì vậy, việc đo huyết áp tại nhà có thể góp phần kiểm soát sự tăng/giảm huyết áp bất ngờ để phòng tránh các nguy cơ tai biến do huyết áp gây ra như tai biến mạch máu não, đột quỵ... bằng việc điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt cho hợp lý.
Khi đo huyết áp cần thực hiện đúng cách, tránh những sai lầm sau:
Đứng thẳng người
Dùng sức ở chân và và lưng khi đo huyết áp mà thường thấy là đứng đo huyết áp có thể làm huyết áp tăng thêm 10 mm/Hg.
Các chuyên gia khuyến cáo không nên đứng mà hãy nằm hoặc ngồi trong tư thế tựa lưng vào vật gì đó, chân duỗi thẳng trên sàn khi đo huyết áp để có kết quả chính xác.
Tư thế chân
Ngồi hay nằm bắt chéo chân khi đo có thể làm tăng kết quả đo thêm 8 mm/Hg.
Chính vì vậy, khi đó huyết áp, hãy ngồi với chân duỗi thẳng tự nhiên, bàn chân của bạn bằng phẳng trên sàn để không làm sai lệch kết quả.
Dùng lực ở tay
Tay phải thả lỏng hoặc gác lên vật gì đó khi đo. Nếu không, số đo huyết áp có thể tăng thêm hơn 10 mm/Hg.
Quấn vòng bít máy đo huyết áp không đúng cách
Cách quấn vòng bít của máy đo huyết áp vào bắp tay không đúng cách có thể ảnh hưởng nhiều đến kết quả đo. Quấn vòng bít vào tay thì phải xắn tay áo lên và quấn trực tiếp vào tay trần.
Nếu không xắn tay áo lên mà quấn vòng bít chồng lên vải áo thì kết quả có thể sai lệch từ 5 đến 50 mm/Hg.
Kích thước của vòng bít không phù hợp cũng là nguyên nhân khiến chỉ số huyết áp của bệnh nhân tăng cao. Một số nghiên cứu cho thấy chọn kích thước vòng bít sai có thể khiến kết quả đo sai lệch từ 10 đến 40mmHg.
Sử dụng con số đo lường để xác định kích thước túi hơi phù hợp cho ban. Chu vi nhỏ hơn 24.5 cm nên có một kích thước túi hơi trẻ em. Chu vi từ 24.5 cm đến 33 cm nên có một kích thước túi hơi thông thường cho người lớn.
Chu vi từ 32.5 cm đến 41 cm nên có kích thước túi hơi loại lớn dành cho người lớn. Một chu vi lớn hơn 41 cm nên có kích thước túi hơi đo ở đùi.
Nói chuyện khi đo
Nói chuyện khi đo huyết áp có thể làm tăng thêm 10 mm/Hg. Vì vậy hãy im lặng khi đang đo.
3Những lưu ý về kĩ thuật khi đo huyết áp
- Ngồi đúng tư thế giúp việc đo huyết áp sẽ chính xác hơn.
- Trước khi đo, người được đo huyết áp phải được ngồi thoải mái yên vị trên ghế từ 5 đến 10 phút để cơ thể hoàn toàn thư giãn và thả lỏng. Trong lúc đo, chân đặt trên sàn nhà, tay đặt lên bàn ngang với mức tim.
- Không nên ăn uống, tập thể dục và hút thuốc ít nhất là 30 phút trước khi đo huyết áp.
- Giữ tinh thần luôn thoải mái, thư giãn vì căng thẳng làm tăng huyết áp. Vì thế tuyệt đối không đo huyết áp khi đang căng thẳng.
- Nên quấn vòng bít vào sát da tay, bắp tay bạn để có được kết quả chính xác nhất.
- Trong quá trình đo, không được cử động người và nói chuyện.
- Ta không nên đo huyết áp liên tục trong một thời gian ngắn. Đợi 1 lúc trước khi tiếp tục đo lần tiếp theo.
- Nên đo huyết áp vào cùng một thời điểm của mỗi ngày với cùng một máy đo, ghi lại các kết quả đã đo được. Kết quả đo một lần sẽ không thể phản ánh tình trạng huyết áp thực của bạn.
- Trong trường hợp kết quả đo nhiều lần mà vẫn quá cao, quá thấp hoặc không trùng khớp với những chẩn trị bệnh trước đó, bạn cần đến gặp ngay bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp điều trị phù hợp. Tuyệt đối không tự ý xử lý bằng cách uống thuốc hay sử dụng các sản phẩm hỗ trợ khác nhé.
V.LinhBạn đang xem bài viết Khi đo huyết áp mà làm 5 việc này thì kết quả không bao giờ chính xác tại chuyên mục Nhịp sống Gia Đình của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].