Trừ Sumo ra, còn đây là những bí quyết để người Nhật ăn bao nhiêu cũng không béo

Dạo bước trên đường phố Nhật hoặc trong các toa tàu điện ngầm, bạn hiếm khi bắt gặp những người thừa cân, đó là do nhiều yếu tố văn hóa – xã hội của đất nước này.

nguoi-nhat-an-nhieu-khong-beo-2

 Lý do thực sự đằng sau việc người Nhật ăn nhiều mà không béo là gì?

Có một điều thú vị là, ít người Nhật béo phì nhưng khi ra nước ngoài học tập và sinh sống, họ có thể tăng từ 10 – 20 kg.

Điều này chứng tỏ ở Nhật có những điều kiện đặc biệt giúp người ta có thể giữ vóc dáng hợp lý mà không nơi nào có được.

Cùng Gia Đình Mới tìm hiểu bí quyết giữ cân của người Nhật.

Bữa ăn và thói quen ăn uống

Empty

Bữa ăn của Nhật nhiều món và đầy đủ chất nhưng mỗi thứ chỉ có một lượng nhỏ.

- Ẩm thực truyền thống Nhật Bản khá lành mạnh, ít béo, nhiều rau và protein chủ yếu lấy từ cá, rau củ.

- Cách đóng gói thực phẩm ở Nhật có thể hạn chế sự tiêu thụ. Ví dụ, bánh quy thường được gói theo từng chiếc một hoặc 2 chiếc/túi.

Người Mỹ cho rằng như vậy thật tốn kém nhưng thực tế, lượng rác thải người Nhật xả ra cũng tương đương như ở Mỹ vì phần lớn người Nhật chỉ ăn một – hai chiếc bánh quy là đủ.

- Người Nhật có thói quen ăn 3 bữa/ngày và 1-2 bữa phụ chứ không ăn 24/7 như nhiều người Mỹ.

-  Người Nhật ăn rất nhiều món, dọn ra các đĩa để kín bàn nhưng chỉ ăn mỗi thứ một ít. Chính điều này bớt hiện tượng ‘no bụng đói con mắt’ và tạo cảm giác thỏa mãn.

- Người Nhật tạo cảm giác no bụng bằng cách ăn cơm. Dĩ nhiên, bạn có thể tăng cân nhanh nếu ăn nhiều cơm nhưng cơm tạo cảm giác no, giúp bạn đỡ ăn các món nhiều dầu mỡ.

- Người Nhật ít ăn sốt Maynonnaise, sốt kem và sốt phomai, nếu có sử dụng cũng dùng rất ít. Một số cửa hàng đồ ăn nhanh còn dùng magi để làm sốt salad, đựng trong những gói nhỏ như gói tương cà chua.

- Người Nhật có ăn đồ tráng miệng nhưng ăn một lượng rất nhỏ. Sau mỗi bữa cơm, họ thường thích ăn thêm một miếng dưa gang hơn là bánh ngọt. Khẩu vị của người Nhật cũng là thích ăn nhạt hơn so với người Mỹ.

- Mặc dù ở Nhật có máy bán hàng tự động ở khắp mọi nơi nhưng chủ yếu là bán nước giải khát (phần lớn là trà và các thức uống ít calo).

Rất ít máy bán hàng tự động bán đồ ăn vặt, dù là trong văn phòng hay ngoài đường. Nếu muốn mua đồ ăn vặt, bạn sẽ phải vào cửa hàng tiện ích.

Empty

Máy bán hàng tự động ở Nhật chủ yếu bán trà và các thức uống ít calo.

 - Người Nhật rất có ý thức và tránh ăn trong khi đi bộ hoặc sử dụng phương tiện công cộng, mặc dù điều này không bị cấm.

-  Giờ làm việc rất dài và theo văn hóa công ty, bạn không được ăn trong khi làm việc.

- Phòng bếp và phòng khách (nơi để TV) thường không đặt cạnh nhau. Tủ lạnh cũng như tủ bếp nhỏ, không đựng nhiều thực phẩm. Người Nhật rất ít khi trữ đồ ăn trong nhà mà thường ra ngoài mua khi có nhu cầu.

Họ mua sắm hàng ngày để luôn mua được thực phẩm tươi, tránh đồ đông lạnh hoặc đồ hộp, vì vậy bữa ăn cũng hấp dẫn và ít calo hơn.

Chăm vận động

Empty

Người Nhật dành nhiều thời gian đi bộ.

- Người Nhật dành nhiều thời gian vận động hơn người Mỹ. Dân số Nhật tập trung rất đông ở các thành phố lớn và họ thường đi làm bằng tàu nhanh Shinkensan hoặc tàu điện ngầm, nghĩa là để đến được ga tàu, họ thường đi bộ hoặc đạp xe từ nhà.

- Ngoài ra, ở Nhật có nhiều cầu thang bộ mà bạn buộc phải leo. Số lượng thang máy đang gia tăng nhưng thường ở góc khuất và tốc độ cũng rất chậm.

Ý thức cao về giữ gìn vóc dáng và áp lực xã hội

Empty

Nếu tăng cân, người Nhật sẽ không ngồi vừa ghế trên các phương tiện giao thông công cộng và họ thấy ái ngại với mọi người.

- Người Nhật khi nhận ra mình tăng cân sẽ hành động ngay lập tức trước khi tình hình trở nên mất kiểm soát.

- Họ có thể góp ý thẳng với nhau: ‘Hình như bạn tăng cân thì phải’ và xã hội không coi điều đó là bất lịch sự.

- Nếu tăng cân quá nhanh, người Nhật sẽ khó mua quần áo vừa với mình. Ví dụ, cỡ áo phông lớn nhất ở nhiều cửa hàng Uniqlo là cỡ L, tương đương với cỡ L dành cho áo bó ở Mỹ (họ chỉ bán quần áo cỡ lớn trên web).

Thêm nữa, người Nhật không chuộng kiểu quần áo rộng thùng thình và trong nhiều trường hợp còn được coi là không phù hợp.

- Những người quá cân sẽ không thể ngồi vừa một ghế trên tàu điện ngầm, xe buýt và ghế ngồi sân vận động nữa. Người Nhật sẽ cảm thấy rất ngại khi mình đang chiếm diện tích của người khác và mọi người xung quanh đều nhận ra điều đó. Bạn hẳn sẽ không thể ‘vô tư’ mà tiếp tục tăng cân được.

- Áp lực xã hội ở Nhật rất lớn, ai cũng muốn hòa đồng chứ không muốn nổi bật trong cộng đồng. Trong một xã hội ít người thừa cân, nếu bạn thừa cân tức là bạn khác biệt và người Nhật không mong muốn điều này.

Vì thế, áp lực giảm cân và giữ cân ở Nhật, nhất là ở nữ giới là rất nặng nề. Khi một sản phẩm giảm cân được quảng cáo có hiệu quả, người ta sẽ đổ xô đi mua, không khác gì ở Mỹ hay Hàn Quốc.

Quỳnh Anh

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính