Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Triệu chứng điển hình của bệnh trĩ, đừng nhầm lẫn với bệnh khác

Bệnh trĩ rất dễ nhầm lẫn với một số bệnh ở vùng hậu môn, trực tràng. Vì thế, nếu không xác định đúng biểu hiện, dấu hiệu, triệu chứng bệnh thì dẫn đến điều trị không đúng thời điểm, điều trị sai cách

 Bị bệnh trĩ có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia tiêu hóa, hậu môn – trực tràng Việt Nam, bệnh trĩ là bệnh lành tính khá phổ biến đối với người Việt. Bình quân, cứ 10 người thì có 9 người có dấu hiệu bị mắc trĩ ở các mức độ khác nhau.

  Các cấp độ mắc bệnh trĩ thường gặp

Các cấp độ mắc bệnh trĩ thường gặp

Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng, Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật Đại trực tràng- tầng sinh môn, Trưởng khoa Khám bệnh tổng hợp, BV Việt Đức, Phó chủ tịch hội Hậu môn trực tràng học VN, khoảng 30-40% người trưởng thành ở Việt Nam bị mắc căn bệnh trĩ này.

Bệnh tuy lành tính nhưng lại gây phiền toái, khó chịu trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Từ đó làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và làm giảm sức khỏe của người bệnh.

Dấu hiệu dễ nhầm lẫn giữa bệnh trĩ ngoại, trĩ nội với bệnh khác

Bệnh trĩ ở vị trí nhạy cảm, tế nhị nên rất nhiều người bệnh ngại đi thăm khám mà chủ yếu tự bắt bệnh bản thân qua những biểu hiện ban đầu thường gặp ở trĩ như chảy máu khi đại tiện, sa khối bất thường ở hậu môn, đau rát khi đại tiện… (trong khi đây cũng là triệu chứng có thể gặp trong nhiều bệnh khác nên dễ lầm lẫn nếu không đi khám).

Từ đó, người bệnh tự ý tìm các phương pháp điều trị theo hướng bị bệnh trĩ mà không qua tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa dẫn đến xảy ra nhiều ca tai biến, biến chứng đáng tiếc ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng người bệnh.

  Bệnh trĩ rất dễ nhầm lẫn với bệnh sa trực tràng nếu không đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám và tư vấn

Bệnh trĩ rất dễ nhầm lẫn với bệnh sa trực tràng nếu không đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám và tư vấn

Theo GS.TS Đào Văn Long, Nguyên trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Bạch Mai: Phổ biến bệnh nhân hay nhầm lẫn giữa bệnh trĩ với bệnh nứt kẽ hậu môn hay bệnh sa trực tràng hoặc viêm đại tràng chảy máu khi có ít nhất 2 đến 3 dấu hiệu giống nhau. Như bệnh nứt kẽ hậu môn cũng gây hiện tượng đau rát và chảy máu khi đi đại tiện. Bệnh sa trực tràng cũng có biểu hiện sa khối bất thường ở vùng hậu môn gây ngứa, rát và rớm máu…

Vì không xác định được đúng bệnh nên không xác định được đúng nguyên nhân gây bệnh, dẫn đến có điều trị sai bệnh khiến bệnh không khỏi mà còn biến chứng là điều khó tránh, các chuyên gia cảnh báo.

Các triệu chứng đặc trưng của bệnh trĩ

Theo GS.TS Đào Văn Long: “Bệnh trĩ được tạo thành do giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ ở vùng hậu môn”.

Còn theo PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng, bệnh trĩ có những mức độ khác nhau, hình thái khác nhau  do cơ địa khác nhau ở từng người khác nhau.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế nếu người bệnh gặp các dấu hiệu dưới đây thì cần đi thăm khám sớm để phát hiện và điều trị bệnh trĩ kịp thời. Cụ thể:

  • Triệu chứng chảy máu khi đi đại tiện:
    Đây là triệu chứng thường gặp nhất khi bị trĩ và nó là một trong những dấu hiệu khiến người bệnh buộc phải lưu tâm đến vấn đề mình đang gặp phải.
  Đi ngoài ra máu là dấu hiệu thường gặp của người bị bệnh trĩ

Đi ngoài ra máu là dấu hiệu thường gặp của người bị bệnh trĩ

Lượng máu, hình thức chảy máu của mỗi người không giống nhau. Lúc đầu, chỉ là rớm máu mà người bệnh tình cờ phát hiện trong một lần đi đại tiện do nhìn vào giấy chùi vệ sinh sau khi đi cầu hoặc nhìn vào phân thấy vài tia máu nhỏ dính vào phân. Với những người bị nặng hơn thì sau mỗi lần đi đại tiện, ngồi xổm máu chảy ra, có những người máu chảy nhiều dẫn đến mất máu, cơ thể xanh xao, gầy yếu, thậm chí phải đi viện cấp cứu.

“Tuy nhiên, không phải người nào bị trĩ cũng bị chảy máu. Thực tế có nhiều bệnh nhân mắc trĩ cả chục năm, búi trĩ to, thường xuyên lòi ra ngoài nhưng không có hiện tượng chảy máu”- BS Long cho biết thêm.

  • Triệu chứng  thấy khối bất thường sa ra khi đi đại tiện (hay còn gọi sa búi trĩ):
    Sa búi trĩ (lúc đầu có thể thấy hoặc không thấy hiện tượng chảy máu nhưng sau một thời gian đi đại tiện sẽ có chảy máu thường xuyên hơn do búi trĩ sa bị viêm nhiễm, trợt xước). Lúc đầu sau mỗi khi đại tiện sẽ có khối nhỏ lồi ra ở lỗ hậu môn, khối nhỏ này sẽ tự tụt vào được. Càng về sau búi trĩ to dần lên và không thể tự tụt vào sau mỗi lần đi vệ sinh mà phải dùng tay nhét vào. Khi bệnh ngày càng nặng thì búi trĩ sa ra hẳn ngoài hậu môn không nhét vào được (mà các bác sĩ thường gọi  là trĩ ngoại).
  Hình mô tả bệnh trĩ nội và trĩ ngoại

Hình mô tả bệnh trĩ nội và trĩ ngoại

  • Triệu chứng đau rát bất thường quanh hậu môn:
    Triệu chứng đau thường xảy ra khi có biến chứng như tắc mạch, sa trĩ nghẹt, nứt hậu môn, áp xe cạnh hậu môn… Còn triệu chứng ngứa rát vùng hậu môn cũng xảy ra do búi trĩ sa ra ngoài và tiết dịch gây viêm da quanh hậu môn làm cho hậu môn ẩm ướt và ngứa.

Khi người bệnh thấy 3 dấu hiêu đặc trưng trên thì cần đến bác sĩ chuyên khoa thăm khám sớm để có những tư vấn kịp thời về bệnh cũng như tránh bỏ sót bệnh. Bởi các triệu chứng này kéo dài ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nếu được phát hiện sớm và lựa chọn cách chữa trị kịp thời, an toàn thì người bệnh có thể giảm triệu chứng, giảm nguy cơ tái phát và giảm những biến chứng nguy hiểm. 

Xem thêm: Khổ sở vì thuốc bôi bệnh trĩ không rõ nguồn gốc

Hữu Thành

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính