Khóc dai dẳng ảnh hưởng đến trẻ như thế nào?
Não bộ của trẻ
Thông thường, cứ từ 2 tiếng trở lên mà trẻ không nín khóc thì được xếp vào chứng “khóc dai dẳng”, nếu tình trạng này kéo dài trên 1 tuần thì cha mẹ cần đặc biệt lưu ý và cần tìm ra nguyên nhân
Trẻ quấy khóc dai dẳng kéo dài có thể khiến não bắt đầu những xu hướng tiêu cực: chán nản, tự ti, lo lắng, bồn chồn, cảm giác bị bỏ rơi.
Trí não của trẻ lúc này còn rất non nớt, nếu cha mẹ để con quấy khóc kéo dài mà không dỗ dành hoặc không tìm nguyên nhân sẽ gây ra ức chế cho não bộ, lâu dần sẽ ảnh hưởng đến hệ thống tiết chế cảm xúc, khả năng bình tĩnh sau này.
Thể chất và các cơ quan khác
Tiếng khóc có vẻ đơn giản nhưng là cách thức bé liên kết và đưa ra thông điệp cho cha mẹ. Trẻ khóc ngặt không nín, khóc kéo dài có thể khiến hệ hô hấp, hệ tuần hoàn và tiêu hóa bị ảnh hưởng.
Theo các chuyên gia, trẻ khóc trong thời gian dài có nguy cơ tăng huyết áp, tăng áp suất não, đồng thời nhịp tim, hơi thở, nhiệt độ cơ thể không ổn định, biến động theo chiều hướng xấu.
Việc này cũng gây ức chế hệ thống miễn dịch và tiêu hóa, ức chế các hormone tăng trưởng, khiến trẻ chậm lớn. Các trường hợp nghiêm trọng nhất là trẻ bị ngưng thở đột ngột, nguy hiểm đến tính mạng.
Tâm lý của trẻ cũng bị ảnh hưởng nặng nề
Trẻ quấy khóc kéo dài cũng khiến tâm lý biến đổi theo chiều hướng tiêu cực. Bởi ban đầu khi ở trong bụng mẹ, trẻ có cảm giác an toàn, được che chở.
Khi bắt đầu ở một môi trường mới, trẻ sẽ bị “ngợp” và quấy khóc là phản xạ tự nhiên nói rằng trẻ chưa quen. Nếu cha mẹ chủ quan với những đợt quấy khóc này, trẻ sẽ có cảm giác bị bỏ rơi, cô đơn, hoang mang và sợ hãi. Từ đó hình thành tâm lý sợ sệt, vô cảm ở trẻ
Những nguyên nhân khiến trẻ khóc dai dẳng không dứt
Nguyên nhân bên ngoài
- Âm thanh ồn ào, tiếng động lớn khiến bé giật mình, cáu gắt
- Tã, bỉm của bé bị ướt
- Phòng ngủ không đảm bảo, quá nóng hoặc quá lạnh, quá sáng hoặc quá tối
Nguyên nhân bên trong
- Bé đói
- Bé gặp vấn đề về sức khỏe như ngứa ngáy ngoài da, đau bụng, khó tiêu
- Bé ốm, sốt do tác động của thời tiết, hoặc do mọc răng, tiêm chủng
- Cơ thể trẻ thiếu các vitamin và khoáng chất..
Làm thế nào để con bớt quấy khóc?
Tùy từng vấn đề trẻ gặp phải mà cha mẹ có những biện pháp xử trí kịp thời. Tuy nhiên quan trọng nhất cha mẹ cần biết con mình quấy khóc là do nguyên nhân nào, từ đó có các biện pháp xử trí kịp thời
Nếu là do tác động bên ngoài thì nên giảm thiểu và hạn chế để bé yên tĩnh và đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn, giảm quấy khóc: thay tã bỉm kịp thời, nơi sinh hoạt của trẻ phải thoáng mát, yên tĩnh, nhất là khi bé ngủ để giấc ngủ sâu và dài
Nếu là do những nguyên nhân bên trong, cha mẹ cần chú ý quan sát, theo dõi trẻ. Nếu trẻ sốt thì hạ sốt, trẻ đói thì cho ăn kịp thời, và bổ sung vitamin cho trẻ
Cha mẹ hoàn toàn có thể bổ sung thêm cho trẻ các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe giúp thư giãn tinh thần cho trẻ như SOKI TIUM.
Soki tium hoạt động theo CƠ CHẾ DƯỠNG THƯ bởi các thành phần trong sản phẩm:
Đầu tiên là Lactium. Lactium là kết quả của các nhà khoa học khi tìm hiểu cơ chế hấp thu sữa mẹ của trẻ nhỏ.
Theo đó, trong hệ tiêu hóa của trẻ có một loại enzym có khả năng phân cắt các thành phần trong sữa mẹ thành Lactium, một chất có tác dụng thư thái tinh thần, tạo cảm giác buồn ngủ, giúp trẻ ngủ ngon.
Tuy nhiên enzym này sẽ giảm dần sẽ giảm dần, trẻ khó hấp thu được Lactium. Cộng với những thay đổi của môi trường tác động khiến trẻ trằn trọc, khó ngủ
Ngoài ra, trong Soki tium còn có Colostrum, là sữa non giúp cung cấp kháng thể cần thiết cho trẻ chống lại sự tác động của vi khuẩn gây bệnh
2 thành phần trong Soki tium giúp trẻ có được giấc ngủ ngon, tăng sức đề kháng với thành phần từ sữa được chứng minh an toàn với cả trẻ sơ sinh.
Soki tium vượt qua những kiểm định khắt khe của thế giới và Việt Nam trước khi đến tay người tiêu dùng
Website: Sokitium.com - Hotline: 0901 700 055
An NgọcBạn đang xem bài viết Trẻ quấy khóc dai dẳng để lại hậu quả khôn lường như thế nào? tại chuyên mục Con ngủ ngon an toàn của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].