Trẻ nhập viện vì hội chứng nghiện điện thoại và mạng xã hội: Bố mẹ trả lời 10 câu hỏi này

Nhiều cháu vào viện với những triệu chứng như bỏ học, cáu gắt, tự kỷ, trầm cảm, co giật... khi bị cha mẹ cắt điện thoại thông minh hoặc mạng internet.

Đồng nghiệp của bác sĩ Trần Quốc Khánh cho biết, hiện nay, tỷ lệ bệnh nhân trẻ nhập viện vì hội chứng nghiện điện thoại và mạng xã hội đang tăng cao.

Nhiều cháu vào viện với những triệu chứng như bỏ học, cáu gắt, tự kỷ, trầm cảm, co giật... khi bị cha mẹ cắt điện thoại thông minh hoặc mạng internet. 

Không chỉ ở Việt Nam, hội chứng nghiện điện thoại thông minh và mạng xã hội đang là vấn đề toàn cầu, ảnh hưởng nghiêm trọng tới thế hệ trẻ ở hầu hết các quốc gia. 

Hiện nay còn có khái niệm Nomophobia-gọi là hội chứng sợ hãi khi thiếu vắng điện thoại thông minh, chỉ những người có cuộc sống quá phụ thuộc vào những thiết bị công nghệ thông minh.

Thậm chí ở Pháp, chính phủ vừa ra đạo luật nghiêm cấm tất cả các trường tiểu học và trung học cho học sinh mang theo điện thoại cũng như các thiết bị công nghệ thông minh khi đến trường với độ tuổi từ 3 đến 15 tuổi và đạo luật này được hầu hết mọi người ủng hộ.

Trẻ nhập viện vì hội chứng nghiện điện thoại và mạng xã hội: Bố mẹ trả lời 10 câu hỏi này 0

Dưới góc nhìn y học, việc chúng ta, đặc biệt là con trẻ sử dụng điện thoại thông minh và mạng xã hội quá nhiều gây ra rất nhiều những vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng cả về thể chất lẫn tinh thần, điều lo lắng hơn đó là có những tổn thương rất khó hồi phục, ảnh hưởng đến cả cuộc đời của trẻ.

10 câu hỏi dưới đây giúp phụ huynh định hình lại mình trong mối quan hệ nguy hiểm của mình và con với điện thoại và mạng xã hội:

- Bạn có thấy mình dành nhiều thời gian hơn cho điện thoại thông minh so với các hoạt động khác? Và lượng thời gian bạn dành cho điện thoại di động của mình có tăng lên không?

Trẻ nhập viện vì hội chứng nghiện điện thoại và mạng xã hội: Bố mẹ trả lời 10 câu hỏi này 1

- Bạn có thấy mình vô thức đi qua thời gian một cách thường xuyên bằng cách nhìn chằm chằm vào điện thoại thông minh của bạn mặc dù có thể có những điều tốt hơn hoặc hiệu quả hơn để làm?

Hoặc Bạn có vẻ đánh mất khái niệm thời gian khi sử dụng điện thoại di động không?

- Bạn có thấy mình dành nhiều thời gian và thấy thích hơn cho việc nhắn tin, lướt web, chat zalo, facebook so với việc nói chuyện, gặp gỡ mọi người ngoài đời thực không?

Hoặc bạn có âm thầm mong muốn luôn có một sợi dây kết nối thường xuyên với điện thoại di động của bạn?

- Bạn có ăn, ngủ với chiếc của mình không? Khi ăn điện thoại ở cạnh bên, khi ngủ điện thoại ở dưới gối, trên bàn cạnh giường ngủ.

- Bạn có thấy mình đang xem và trả lời tất cả các văn bản, tin nhắn và email vào tất cả các giờ trong ngày và ban đêm, ngay cả khi nó có nghĩa là làm gián đoạn những thứ khác bạn đang làm?

- Bạn có nhắn tin, chát chít hoặc lướt internet trong khi lái xe hoặc thực hiện các hoạt động tương tự khác yêu cầu sự tập trung của bạn không?

- Bạn có cảm thấy việc sử dụng điện thoại di động đang thực sự làm giảm năng suất lao động và sự tập trung của bạn không?

Trẻ nhập viện vì hội chứng nghiện điện thoại và mạng xã hội: Bố mẹ trả lời 10 câu hỏi này 2

- Bạn có cảm thấy khó chịu khi không có điện thoại thông minh của mình, ngay cả trong một thời gian ngắn hoặc khi nó hết pin, khi để quên trên oto, quên ở nhà, hoặc khi dịch vụ internet bị hỏng?

- Khi điện thoại đổ chuông, tiếng bíp, tiếng vo vo, bạn có cảm thấy một sự thôi thúc dữ dội để kiểm tra hay cập nhật văn bản, zalo hoặc email không?

Hoặc mình vô tình kiểm tra điện thoại nhiều lần trong ngày ngay cả khi bạn biết có khả năng không có gì mới hoặc quan trọng để xem?

- Bạn có sẵn sàng chi tiền để nâng cấp tốc độ truy cập internet, facebook hoặc nạp thẻ mặc dù bạn biết nhu cầu đó thực sự chưa quá cần thiết?

Mỗi tối về nhà, hãy để điện thoại ở chế độ yên lặng và xa chúng ta, xa bữa cơm, xa giấc ngủ, xa những câu chuyện với con.

Hãy cùng con chơi cờ vua, cá ngựa, hãy đọc cho con nghe những câu chuyện cổ tích Andersen, hãy cùng con đi dạo và hỏi con về một ngày đã qua…

Đó mới chính là cuộc sống đích thực, cuộc sống không mộng ảo.

Bác sĩ Trần Quốc Khánh

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính