Trẻ 3 tháng tuổi nặng bao nhiêu là vừa?
Theo bảng chiều cao cân nặng trẻ sơ sinh do Tổ chức Y tế Thế giới WHO đưa ra hàng năm, bé gái 3 tháng tuổi thông thường sẽ có cân nặng dao động từ 5,2kg đến 6,6 kg, bé trai 3 tháng tuổi sẽ có cân nặng khoảng 5,7 kg đến 7,2 kg. Tương ứng với chiều cao, chiều dài cơ thể bé trai là 58-63cm và 57-59cm đối với bé gái.
Ở tháng thứ 3, trẻ em tiếp tục tăng trưởng nhanh và mạnh mẽ nhưng không đồng đều, tùy cơ thể của từng bé mà có sự thay đổi khác nhau. Trung bình, cân nặng trẻ em 3 tháng tuổi sẽ tăng khoảng 0,6-1kg so với tháng trước.
Nếu em bé có chỉ số cân nặng thấp hơn thì được coi là có nguy cơ bị suy dinh dưỡng. Nhưng nếu trẻ em có cân nặng cao hơn nhưng chiều cao thấp hoặc ở mức trung bình thì được coi là thừa cân, có nguy cơ bị béo phì.
Nhưng nếu cân nặng và chiều cao của em bé đều cao hơn mức trung bình thì có thể bé nhà bạn đang phát triển vượt trội so với các bé khác về mặt thể chất.
Trẻ em 3 tháng tuổi có sự phát triển mạnh mẽ và trẻ em 3 tháng tuổi có cân nặng dao động từ 5,2kg đến 6,6 kg đối với bé gái, khoảng 5,7 kg đến 7,2 kg đối với bé trai. Sự phát triển của trẻ em 3 tháng tuổi
Bên cạnh sự phát triển của cơ thể, các giác quan của bé cũng có nhiều sự thay đổi, mang lại những điều bất ngờ cho các bậc làm cha mẹ. Bé bắt đầu biết cảm nhận âm thanh. Ví dụ như khi nghe một bản nhạc sôi động, bé sẽ vui vẻ, nghịch ngợm hơn. Bé cũng có thể nhận ra giọng nói thân thuộc của người mẹ. Vì vậy, trong giai đoạn quan trọng này, bạn nên thường xuyên trò chuyện cùng con để giúp bé phát triển khả năng ngôn ngữ.
Bé còn có thể nhận ra khuôn mặt của bố, mẹ giữa một nhóm đông người. Bạn có thể nhận thấy điều này khi bé mỉm cười, reo lên khi nhìn thấy bố mẹ của mình. Không chỉ vậy, vào giai đoạn này, bé khá ham chơi và dành ít thời gian cho việc ngủ hơn trước đây. Thời gian thức, bé sẽ dùng để khám phá thế giới thú vị xung quanh, vận động bằng cách khua chân múa tay liên tục.Khả năng vận động của trẻ 3 tháng tuổi cũng có những khác biệt rõ ràng. Đặc biệt, bé có thể nằm sấp mà vẫn ngóc đầu lên được, biết cầm nắm những đồ vật nhỏ... Cha mẹ nên tạo cho bé một không gian chơi thoáng đãng, an toàn cũng với những đồ chơi màu sắc, dành cho trẻ sơ sinh để bé tăng cường khả năng vận động và quan sát.
Trẻ biết cầm đồ chơi rồi cho vào miệng, đá chân, quay đầu dễ dàng. Trẻ cũng đã biết mỉm cười với bố mẹ, tò mò với những thứ xung quanh.
Em bé 3 tháng tuổi uống bao nhiêu sữa một ngày là đúng?
Tùy theo nhu cầu của từng trẻ nên có trẻ ăn ít, trẻ ăn nhiều, thậm chí có giai đoạn lượng ăn của mỗi trẻ cũng khác nhau. Tuy nhiên, theo mức trung bình thì mỗi ngày trẻ em 3 tháng cần bú sữa khoảng 5-6 lần, mỗi lần khoảng 120-210ml sữa, tức là cứ cách 3 giờ ăn một lần.
Nếu trẻ bú sữa ngoài thì số lần bú sẽ ít hơn do sữa mẹ dễ tiêu hóa hơn so với sữa công thức, sữa bột nên trẻ bú sữa mẹ sẽ nhanh đói hơn.
Trẻ em 3 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ?
Mặc dù giấc ngủ của trẻ 3 tháng tuổi vẫn khá thất thường, có ngày ngủ nhiều có ngày ngủ ít, lúc ngủ giờ này lúc ngủ giờ kia; song cũng đã bắt đầu có dấu hiệu dần ổn định hơn, bố mẹ có thể dự đoán được trước.
Trung bình trẻ sẽ ngủ khoảng 14-15 tiếng mỗi ngày, mỗi lần 2-3 giờ sau khi ăn no và vui chơi xong. Nếu trẻ ngủ ít hoặc ngủ nhiều hơn, kéo dài thường xuyên thì rất có thể trẻ đang gặp vấn đề nào đó. Một giấc ngủ ngon và ngủ đủ sẽ có lợi cho sự tăng trưởng của bé.
Bé trai, bé gái 3 tháng tuổi đi ngoài mấy lần 1 ngày?
Trẻ em 3 tháng tuổi cần đi ngoài 3-5 lần/ngày và có khoảng ít nhất 6 lần thay tã. Nếu trẻ ít đi ngoài, rất có thể trẻ bị táo bón hoặc đang bị mất nước. Còn nếu trẻ đi nhiều hơn, phân lỏng hơn thì rất có thể bé đang bị tiêu chảy.
Xem thêm:
Mai ChiBạn đang xem bài viết Trẻ em 3 tháng tuổi cao bao nhiêu mới đúng chuẩn và những lưu ý khi chăm sóc trẻ 3 tháng tại chuyên mục Trẻ em của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].