Khi nào nên cho trẻ bị viêm họng đi khám bệnh?
Theo bác sĩ chuyên khoa nhi Phí Xuân Thi, BV Sản Nhi Quảng Ninh, viêm họng là một vấn đề phổ biến ở trẻ em. Nó thường có diễn tiến tốt, đôi khi viêm họng có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng.
Vậy nên, cha mẹ nên cho trẻ đi khám khi trẻ bị viêm họng kèm theo các dấu hiệu sau:
- Trẻ sốt trên 38.4 độ
- Không muốn ăn hay uống bất cứ thứ gì
Hãy cho trẻ tới ngay các cơ sở y tế để cấp cứu nếu trẻ có triệu chứng
- Khó thở hoặc khó nuốt
- Chảy nước dãi nhiều hơn bình thường
- Cổ bị sưng đau hoặc cứng cổ
Nguyên nhân gây viêm họng ở trẻ
Bác sĩ Thi chia sẻ thêm, viêm họng thường do nhiễm trùng. Có thể do nhiễm virus hoặc vi khuẩn. Trẻ em có thể lây bệnh dễ dàng cho nhau vì chúng thường chạm vào nhau, chơi chung đồ chơi, hoặc cho đồ chơi vào miệng.
Trẻ em viêm họng do nguyên nhân virus thường không cần thiết phải đi khám. Những trẻ viêm họng do vi khuẩn thì cần phải khám bác sĩ. Nguyên nhân viêm họng do vi khuẩn thường gặp nhất là do vi khuẩn liên cầu.
Vậy làm thế nào để biết trẻ viêm họng do virus hay vi khuẩn liên cầu? Đây là vấn đề khó. Nhưng cha mẹ có thể căn cứ vào một số nhóm triệu chứng. Với viêm họng do liên cầu, mảng trắng có thể xuất hiện ở amydal (phía sau họng). Cha mẹ nhìn họng trẻ có thể nhìn thấy các nốt đỏ ở vòm họng hoặc sưng lưỡi gà.
Những trẻ bị viêm họng do virus thường đi kèm những triệu chứng khác:
- Chảy mũi
- Ngứa hoặc đỏ mắt
- Ho
- Khàn tiếng
- Đau thành - vòm họng
Người có triệu chứng viêm họng liên cầu thì thường không có ho, chảy mũi hay ngứa đỏ mắt.
Nếu cha mẹ nghĩ con có viêm họng liên cầu thì phải cho trẻ đi khám. Khi đó, trẻ có thể phải làm xét nghiệm kiểm tra xem có phải viêm họng do liên cầu không.
Nếu trẻ viêm họng do nguyên nhân bởi virus thì không cần dùng kháng sinh. Viêm họng do liên cầu thì kháng sinh có thể giúp ích.
Làm gì để giúp trẻ bớt khó chịu khi bị viêm họng?
Có một vài cách giúp cho trẻ tốt hơn liên quan tới viêm họng
- Ăn thức ăn, đồ uống lỏng: Cho trẻ sử dụng đồ dễ nuốt như canh, súp, hoặc những thứ khác tương tự. Đứa trẻ có thể không muốn ăn uống, nhưng quan trọng chúng phải nhận được đủ lượng dịch cần thiết. Cung cấp cho trẻ những đồ uống lạnh hoặc ấm khác nhau cho trẻ thử.
- Thuốc: Acetaminophen (paracetamol, hapacol) hoặc Ibuprofen ( Brufen, sotstop) có thể giúp trẻ giảm đau. Liều sẽ phụ thuộc vào tuổi và cân nặng. Hãy gọi hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ dùng thuốc.
Không sử dụng Aspirin và những thuốc có chứa thành phần aspirin cho trẻ dưới 18 tuổi. Aspirin có thể gây ra một vấn đề nguy hiểm gọi là hội chứng Reye. Không sử dụng các loại thuốc xịt hay nhỏ họng khác. Các loại thuốc này có thể không giúp đứa trẻ khá hơn mà có thể làm tăng các nguy cơ phản ứng dị ứng hoặc có các tác dụng phụ khác của thuốc.
- Các điều trị khác: Đối với trẻ từ 4 - 5 tuổi, mút kẹo mút cứng hoặc kẹo mút que có thể giúp ích cho trẻ. Với trẻ từ 6 tới 8 tuổi, súc miệng bằng nước muối ấm.
Nếu trẻ viêm họng do virus, trẻ có thể tới trường ngay khi trẻ thấy khá hơn. nếu trẻ có sốt thì chúng cần ở nhà tới khi hết sốt ít nhất 24 giờ.
Để giúp trẻ không bị viêm họng tái phát, cha mẹ cần nhớ vệ sinh tay của trẻ thường xuyên với xà phòng và nước. Nó là cách tốt nhất để dự phòng sự lây nhiễm. Hoặc cha mẹ có thể sử dụng nước cồn rửa tay nhanh, rửa và chà sát khắp bàn tay của trẻ.
Dạy cho trẻ cách tránh sự lây nhiễm của mầm bệnh, như không gặp hay chạm vào mặt sau khi tiếp xúc với những người bị ốm.
An AnBạn đang xem bài viết Trẻ bị viêm họng, khi nào cần đưa đi khám bác sĩ? tại chuyên mục Tư vấn chuyên gia của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].