Trẻ 20 tháng tuổi đã có thể phân biệt, kiểm soát các ngôn ngữ khác nhau

Trẻ em có khả năng phân biệt và nhận diện những từ ngữ của các ngôn ngữ khác nhau ngay từ khi mới 20 tháng tuổi.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí của Viện Hàn lâm khoa học quốc gia Mỹ đã làm một chuỗi thí nghiệm để xác định khuynh hướng điều khiển và kiểm soát ngôn ngữ ở trẻ nhỏ.

song ngu

 

Các nhà nghiên cứu đã cho 24 đứa trẻ song ngữ Pháp- Anh nhìn từng cặp hình ảnh của những vật quen thuộc với trẻ, và cho trẻ nghe 2 loại câu: một là những câu ở một thứ tiếng (ví dụ như ‘Find the dog!’, nghĩa là ‘Hãy tìm chú chó’) và hai là những câu được pha trộn giữa hai thứ tiếng (‘Find the chien!’, từ ‘chien’ trong tiếng Pháp có nghĩa là ‘chó’).

Trong thí nghiệm thứ hai, những đứa trẻ sẽ nghe vài câu nói, giữa các câu có sự chuyển đổi từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ kia, đây là một cách mà những đứa trẻ song ngữ thường dùng khi giao tiếp.

Ví dụ: ‘That one looks fun! Le Chien!’ (Nhìn ngộ quá! Chú chó kia kìa!)

sn 3

 

Thông qua phương pháp theo dõi mắt (Eye-tracking), các nhà nghiên cứu có thể xác định được mức cố gắng nhận thức của trẻ, hiểu đơn giản là não bộ của trẻ phải vận động bao nhiêu để hiểu những thứ trong hình.

Eye-tracking là quá trình xác định điểm nhìn của mắt hoặc quá trình di chuyển mắt của một người diễn ra như thế nào. Eye-tracking thường được dùng trong nghiên cứu hệ thị giác, tâm lý học, ngôn ngữ học, marketing, làm thiết bị tương tác giữa con người và máy tính, thiết kế sản phẩm,…

Khi các câu chuyển đổi từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, con ngươi của trẻ giãn ra, điều này chứng tỏ trẻ hiểu ngay thức thì.

Các thí nghiệm tương tự cũng được thực hiện trên những người lớn song ngữ để xem cơ chế kiểm soát ngôn ngữ ở những người song ngữ này có nhất quán từ nhỏ đến lớn hay không.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng cả người lớn và trẻ em đều không gặp trở ngại trong việc nghe hiểu.

bilingual-kids

 

Giáo sư tâm lý học trường Đại học Neuchatel (Thụy Sĩ) cho biết: ‘Khi các ngôn ngữ pha trộn và chuyển đổi thường xuyên, hoặc chuyển đổi ở đầu và cuối mỗi câu, hoặc người nghe đã dự đoán trước về sự chuyển đổi này, thì họ sẽ không cần mất thời gian xử lý giữa hai ngôn ngữ.’

‘Điều này đã được chứng minh qua nhiều trường hợp ở những đứa trẻ song ngữ khá rõ ràng’.

Một trong những điều có ý nghĩa nhất với các bậc cha mẹ rút ra từ kết quả của nghiên cứu này đó là, cha mẹ không còn phải lo lắng rằng con cái lớn lên trong môi trường song ngữ sẽ bị rối loạn ngôn ngữ do phải nghe và tiếp xúc với cả hai thứ tiếng.

Ngay cả trẻ con cũng có thể phân biệt được các thứ tiếng trong bất kỳ bối cảnh nào một cách tự nhiên, theo nghiên cứu chỉ ra.

Thu Trang

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính