Đây là nội được Sở Y tế TP.HCM quy định trong văn bản khẩn về quy trình đánh giá cấp độ dịch tại các địa phương mới được ban hành.
Theo Sở Y tế TP.HCM, việc ra văn bản khẩn nói trên là do qua giám sát việc đánh giá cấp độ dịch của các địa phương, Sở Y tế TP.HCM nhận thấy một số quận, huyện chưa thực hiện đúng việc sử dụng số liệu để đánh giá cấp độ dịch.
Sở Y tế TP.HCM đề nghị UBND TP Thủ Đức, quận huyện và phường, xã, thị trấn phân công rõ trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận liên quan trong việc đánh giá cụ thể từng tiêu chí. Kết quả đánh giá gửi về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) và Sở Y tế trước 10 giờ thứ Sáu hàng tuần.
Đánh giá cấp độ dịch COVID-19 tại địa phương dựa 3 tiêu chí. Tiêu chí 1: Số ca mắc mới tại cộng đồng/100.000 người/tuần; Tiêu chí 2: Tỷ lệ tiêm vắc-xin phòng COVID-19; Tiêu chí 3: Khả năng thu dung điều trị COVID-19.
Theo hướng dẫn của Sở Y tế, tiêu chí 1 và 2 dựa trên các con số thống kê cụ thể. Trong đó, số ca mắc mới có kết quả xét nghiệm dương tính RT-PCR lấy trên phần mềm CDS, số người được tiêm vắc-xin COVID-19 trên nền tảng quản lý tiêm chủng COVID-19, dân số thực tế trên địa bàn (kể cả thường trú, tạm trú)...
Riêng tiêu chí 3 được đánh giá đạt khi các địa phương đảm bảo số lượng Trạm y tế lưu động, Tổ chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại cộng đồng, chăm sóc F0 cách ly tại nhà theo quy định. Nếu không đảm bảo nhân sự, địa phương báo cáo về Sở Y tế để được xem xét, điều phối.
Trong trường hợp có phản ánh về việc Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch địa phương không đảm bảo về trang thiết bị y tế, phương tiện phòng hộ cho các Trạm y tế lưu động, tổ chăm sóc người nhiễm COVID-19; F0 tại nhà chưa được chăm sóc và quản lý theo quy định, mà Sở Y tế xác nhận là đúng thì tiêu chí này được đánh giá là không đạt.
Việc đánh giá cấp độ dịch được thực hiện mỗi tuần ở các cấp phường xã; quận huyện, TP Thủ Đức; cấp toàn thành phố.
An AnBạn đang xem bài viết TP.HCM: Không chăm sóc tốt F0 tại nhà, địa phương sẽ bị đánh giá tăng cấp độ dịch tại chuyên mục Tin y tế của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].