Hãy cùng điểm danh top 5 việc làm nhân viên tiếng Nhật N2 phổ biến hiện nay nhé.
Giáo viên tiếng Nhật
Hiện nay nhu cầu học tiếng Nhật khá cao. Học viên chủ yếu là người lao động đang có nhu cầu xuất khẩu lao động; học sinh có dự định du học Nhật Bản; nhân viên văn phòng làm việc trong môi trường có “yếu tố” Nhật; lao động tự do có khách hàng, đối tác Nhật Bản; kỹ sư, kinh doanh…
Chính vì nhu cầu này mà các trung tâm ngoại ngữ có mở nhiều lớp Nhật ngữ. Với trình độ N2 bạn có thể xin làm giáo viên, trợ giảng.
Để làm được công việc này, ngoài trình độ tiếng Nhật N2, bạn cần có nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng giao tiếp…Tính chất công việc này là giảng dạy nên bạn sẽ nói – giao tiếp nhiều nên chú ý rèn luyện sức khỏe thanh giọng.
Mức lương giáo viên hay trợ giảng tiếng Nhật còn tùy thuộc vào uy tín, quy mô của trung tâm kết hợp với thương hiệu cá nhân và kinh nghiệm giảng dạy của từng người. Nếu yêu thích công việc này thì bạn có thể quan tâm và hướng đến.
Nhân viên chăm sóc khách hàng, nhân viên kinh doanh
Nếu công ty/ đơn vị bạn làm có khách hàng và đối tác là phía Nhật thì chắc chắn nhân viên chăm sóc khách hàng cần biết và giao tiếp thành thạo tiếng Nhật.
Nhân viên chăm sóc khách hàng – nhân viên kinh doanh sẽ là bộ phận tiếp nhận và giải đáp các vấn đề khách hàng đặt ra, đồng thời tìm kiếm nguồn khách hàng tiềm năng…
Đặc biệt với sản phẩm dịch vụ hướng đến khách hàng Nhật Bản thì cần yêu cầu trình độ N2 cho đến N1. Do đó nếu như bạn có sở hữu được trình độ tiếng Nhật N2 rồi thì không còn lo lắng. Công việc chăm sóc khách hàng đang dành cho bạn cơ hội lớn.
Ngoài ra, để làm tốt công việc này, bạn cũng cần kỹ năng giao tiếp, giỏi nắm bắt tâm lí khách hàng để đưa ra hướng tư vấn, thuyết phục khách hàng mua, sử dụng, hợp tác với công ty mình.
Bên cạnh đó, về mức lương công việc này còn tùy thuộc vào mặt bằng chung của công ty, doanh số - hiệu quả mang đến và cả tiềm năng của ứng viên.
Comtor – IT Communicator
IT Communicator là phiên dịch kỹ thuật trong các công ty chuyên phần mềm của Nhật.
Công việc này đòi hỏi trình độ Nhật ngữ N2 trở lên, đồng thời phải có chuyên môn công nghệ thông tin, thành thạo từ ngữ chuyên ngành IT.
Lí do công việc chính của IT Communicator là dịch email, tài liệu… liên quan trong ngành, dịch thuật các ý kiến, phản hồi và ý kiến của khách hàng sau đó truyền đạt lại đúng, chính xác cho nhân viên kỹ thuật Việt Nam hiểu. Bên cạnh đó một nhân viên IT Communicator đóng vai trò như “chiếc cầu nối” nên cần kỹ năng giao tiếp tốt, tương tác được với cả khách hàng và đồng nghiệp.
Như vậy công việc này chỉ dành cho dân chuyên công nghệ thông tin, có đủ năng lực, trình độ về cả chuyên ngành IT và cả trình độ tiếng Nhật N2. Với yêu cầu này thì mức lương của vị trí IT Communicator cũng khá cao, thu hút dân công nghệ.
Hành chính nhân sự
Với những nhân viên hành chính nhân sự làm việc tại các công ty có yếu tố Nhật cần thiết có trình độ Nhật ngữ N3, N2 đến N1. Nếu bạn có N2 Nhật ngữ và học chuyên ngành hành chính nhân sự thì có thể ứng tuyển công việc này.
Công việc cụ thể đó là làm hồ sơ giấy tờ sổ sách cho công ty: Chế độ bảo hiểm, hợp đồng lao động, soạn thảo văn bản nội bộ, thông cáo báo chí, giấy phép sản xuất kinh doanh…
Hầu như bất kì công ty Nhật nào hoạt động tại Việt Nam cũng cần nhân viên hành chính nhân sự có trình độ tiếng Nhật tốt.
Biên dịch – phiên dịch
Biên phiên dịch chính là người theo sát để truyền đạt thông tin giữa hai bên Việt Nam và Nhật Bản.
Nhật Bản là một trong số quốc gia có vốn đầu tư vào các doanh nghiệp Việt Nam khá cao. Vị trí biên – phiên dịch có nhiệm vụ chính là trao đổi và truyền đạt thông tin từ các lãnh đạo người Nhật đến với phía người Việt và ngược lại.
Với trình độ tiếng Nhật ở mức N2, bạn đã có thể đảm nhận tốt công việc này. Tuy nhiên ứng viên cũng cần có sự hiểu biết cơ bản trong lĩnh vực làm việc để có thể truyền đạt chính xác trong mọi tình huống.
Biên – phiên dịch thường làm việc ở nhà máy, xưởng sản xuất, văn phòng, công trình hay theo sát người cần phiên dịch như vai trò của trợ lí…
Bên cạnh các công việc đề cập ở trên, nếu sở hữu trình độ tiếng Nhật ở mức N2, kết hợp thêm việc được đào tạo về chuyên môn, ứng viên có thể tìm việc ở các ngành kỹ thuật, thương mại điện tử, xuất nhập khẩu, quản lí sản xuất – kiểm tra chất lượng sản phẩm ở các công ty Nhật… với mức thu nhập khá tốt.