Thế giới có hơn 5 triệu người mắc COVID-19
Reuters đưa tin, có hơn 5 triệu người trên thế giới mắc COVID-19, đáng chú ý các ca nhiễm ở Nam Mỹ tăng mạnh. Riêng ngày hôm qua (21/5), Mỹ La tinh đã vượt Mỹ và châu Âu về số ca nhiễm hàng ngày.
Brazil gần đây đã vượt cả Đức, Pháp và Anh trở thành nước thứ 3 có ca mắc COVID-19 nhiều nhất đứng sau Mỹ và Nga.
Nhiều người cho rằng số ca nhiễm có thể nhiều hơn mà chưa được xét nghiệm hoặc nhiều bệnh nhân mắc bệnh mà chưa được thông báo.
Tây Ban Nha: 30,1% trẻ em sợ COVID-19
Theo Reuters, ở Tây Ban Nha, ước tính cứ 6 trẻ thì có một trẻ bị căng thẳng trong thời gian phong tỏa vì đại dịch COVID-19.
Theo một cuộc khảo sát vào tháng 4, thời gian cách ly giúp các thành viên trong gia đình có nhiều thời gian hơn dành cho nhau, nhưng vẫn có khoảng 17% người cảm thấy căng thẳng thường xuyên vì đại dịch.
Theo khảo sát 1.800 trẻ và các gia đình, có khoảng 32,3% trẻ bị khó ngủ còn 30,1% trẻ sợ bệnh COVID-19.
Nhiều gia đình mất việc làm, giảm thu nhập và điều đó ảnh hưởng đến trẻ. Các gia đình thậm chí còn ở cùng nhau để giảm giảm chi phí thuê nhà.
Cập nhật tin tức COVID-19 lúc 6 giờ ngày 22/5
Thế giới: 5.105.902 người mắc; 330.004 người tử vong. Tong đó:
- Hoa Kỳ: 1,593,039 người mắc; 94,941 người tử vong.
- Nga: 317,554 người mắc; 3,099 người tử vong.
- Tây Ban Nha: 279,524 người mắc; 27,888 người tử vong.
- Brazil: 293,357 người mắc; 18,894 người tử vong.
Việt Nam: 324 trường hợp mắc COVID -19.
Đến 6 giờ ngày 22/5, Việt Nam không có ca mắc mới COVID-19 ở cộng đồng.
Tổng cộng 266 người đã được chữa khỏi. Trong đó:
- 16 bệnh nhân mắc COVID-19 (tính từ ngày 23/1 đến ngày 13/2) đã được chữa khỏi (giai đoạn 1).
- 250 bệnh nhân mắc COVID-19 (tính từ ngày 06/3 đến ngày 21/5) được chữa khỏi (giai đoạn 2).
Minh TrầnBạn đang xem bài viết Tin tức y tế thế giới ngày 22/5: Đã có hơn 5 triệu người mắc COVID-19 tại chuyên mục Tin y tế của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].