Cúm là căn bệnh nguy hiểm
Cúm là một bệnh lây nhiễm do virus cúm gây ra. Nó thường xuất hiện vào mùa thu đông và có thể lây lan qua đường hô hấp, tiếp xúc với người bệnh.
Một số triệu chứng của bệnh cúm đó là sốt, ho, đau họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau cơ, đau đầu, mệt mỏi, tiêu chảy hoặc nôn (thường gặp ở trẻ em và người già).
Biến chứng của cúm thường là mất nước, nhiễm trùng tai, viêm xoang, viêm phổi do vi khuẩn. Ngoài ra, cúm có thể gây ra các vấn đề về thần kinh, tim mạch và đau cơ xơ hóa.
Đặc biệt, trẻ em và những người mắc bệnh mãn tính như suy tim, hen suyễn, tiểu đường thường bị cúm lâu hơn.
Nên tiêm phòng cúm hàng năm để phòng bệnh
Các chuyên gia y tế khuyến cáo chúng ta nên đi tiêm phòng cúm hàng năm để phòng bệnh tốt hơn.
Dù vắc xin phòng cúm không thể giúp cơ thể phòng bệnh được hoàn toàn nhưng nó có thể giảm thiểu các triệu chứng cúm và khả năng bị biến chứng khi bị cúm.
Tiêm phòng cúm bao lâu thì có tác dụng?
Thật không may là vắc xin phòng cúm không có tác dụng ngay sau khi tiêm. Tiến sĩ Jean Moorjani ở Bệnh viện Orlando cho biết: "Mất khoảng 2 tuần để vắc xin phòng cúm có thể hình thành kháng thể chống lại bệnh cúm".
Vì thế, trước thời gian dịch bệnh xảy ra, chúng ta nên đi tiêm phòng cúm, thường là vào tháng 10 là tốt nhất.
Thêm vào đó, chúng ta cũng nên ngủ đủ giấc, cân bằng dinh dưỡng, tập luyện đầy đủ, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, tránh tiếp xúc với người bệnh để nâng cao sức đề kháng để chống lại bệnh cúm trong trường hợp virus tấn công.
Theo Trung tâm Kiểm sóa và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), Mỹ, tất cả mọi người nên đi tiêm phòng cúm hàng năm, trừ trẻ em dưới 6 tháng tuổi.
(Theo Health)
Minh TrầnBạn đang xem bài viết Tiêm phòng cúm bao lâu thì có tác dụng? tại chuyên mục Tin tức của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].