Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kêu gọi người dân tăng cường đi bộ, đi xe đạp

Thủ tướng kêu gọi người dân tăng cường vận động, đi bộ, đi xe đạp, tập thể dục, thể thao. Không hút thuốc lá, hạn chế uống rượu bia. Có chế độ ăn uống hợp lý, giảm ăn muối, giảm đường, ăn nhiều rau xanh.

  Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát động, kêu gọi toàn dân thực hiện chương trình Sức khoẻ Việt Nam.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát động, kêu gọi toàn dân thực hiện chương trình Sức khoẻ Việt Nam.

Tại Lễ phát động chương trình Sức khoẻ Việt Nam diễn ra vào Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã kêu gọi toàn dân thực hiện chương trình Sức khoẻ Việt Nam. 

10 năm sống với bệnh tật, giảm chất lượng cuộc sống

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, ngoài những thành công, sự nghiệp bảo vệ chăm sóc nâng cao sức khỏe nhân dân vẫn còn đối mặt nhiều khó khăn thách thức mới như vấn đề toàn cầu hóa, già hóa dân số, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường sống, hành vi thói quen xấu làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh không lây nhiễm như tim mạch, đái tháo đường.

Trong khi đó, việc phòng yếu tố gây bệnh phát hiện sớm vẫn chưa được chú trọng. Mặc dù tuổi thọ người dân cao nhưng trung bình có đến 10 năm phải sống với bệnh tật, làm giảm chất lượng cuộc sống.

Thủ tướng kêu gọi người dân tăng cường vận động, đi bộ, đi xe đạp, tập thể dục, thể thao. Không hút thuốc lá, hạn chế uống rượu bia. Có chế độ ăn uống hợp lý, giảm ăn muối, giảm đường, ăn nhiều rau xanh, trái cây.

Đi khám sức khỏe định kỳ, đối với người bình thường đo huyết áp ít nhất 6 tháng một lần để phát hiện sớm tăng huyết áp, đo đường máu ít  nhất 1 năm một lần để phát hiện sớm bệnh đái tháo đường. Khi có ho, khò khè, khó thở cần đi khám ngay để phát hiện sớm hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Mỗi người dân hãy chủ động bảo vệ, tăng cường sức khỏe của mình, mỗi một người dân mạnh khỏe, tức là cả nước mạnh khỏe.

"Với việc khởi động triển khai chương trình này, Việt Nam đã tham gia vào mạng lưới các nước có chương tình sức khỏe như Thái Lan, Singapore, Hàn Quốc…

WHO sẵn sàng phối hợp với chính phủ Việt Nam nhằm hỗ trợ phát triển chương trình Sức khỏe Việt Nam".

Ông Ki Dong Park, Trưởng Đại diện Tổ chức y tế thế giới WHO tại Việt Nam


Bộ trưởng Bộ Y tế kêu gọi người dân đi bộ 10.000 bước mỗi ngày

Trong Lễ phát động chương trình Sức khoẻ Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ nhân dân đang gặp phải những khó khăn và thách thức rất lớn, cần giải quyết đồng bộ, hiệu quả. 

“Chúng tôi mong muốn và kêu gọi mỗi người dân hãy chủ động, tự nguyện và hiểu biết trong chăm sóc sức khỏe của chính mình, thực hiện các khuyến cáo chăm sóc sức khỏe cho bản thân như đảm bảo dinh dưỡng hợp lý; tăng cường vận động thể lực: đi bộ 10.000 bước mỗi ngày, tập thể dục giữa giờ trong công việc, học tập; không hút thuốc lá, hạn chế rượu bia; tiêm chủng đầy đủ theo đúng lịch.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kêu gọi người dân tăng cường đi bộ, đi xe đạp 1
Trong quá khứ Hàn Quốc đã trải qua thời kỳ giống Việt Nam, thời điểm đó Hàn Quốc đã ưu tiên đảm bảo chăm sóc sức khỏe người dân. Với sự phát triển thành công của chương trình sức khỏe Việt Nam và sự ủng hộ của người dân tôi tin trong tương lai Việt Nam sẽ có các thế hệ cầu thủ có thể lực tốt trong tương lai và hi vọng đến giấc mơ World Cup.

Thói quen và tâm lý người dân Việt Nam mới chỉ quan tâm đến sức khỏe khi có bệnh, tật, chưa chú trọng phòng bệnh, nâng cao sức khỏe ngay trong cuộc sống hàng ngày. 

Bên cạnh việc luôn luôn phải chủ động phòng, chống các bệnh, dịch truyền nhiễm nguy hiểm, mới nổi, Việt Nam còn phải đối mặt với sự gia tăng nhanh chóng các bệnh không lây nhiễm như tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính… là nguyên nhân của hơn 70% số trường hợp tử vong mỗi năm.

Từ năm 2011, Việt Nam đã chính thức bước vào giai đoạn “già hóa dân số” và trở thành một trong những quốc gia có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới, gây áp lực mạnh mẽ lên hệ thống an sinh xã hội và chăm sóc sức khỏe. 

Trong khi đó, chúng ta rất thiếu nguồn lực để chăm sóc sức khỏe cho hơn 95 triệu người dân Việt Nam, ngân sách nhà nước của trung ương và địa phương còn hạn chế, Quỹ bảo hiểm y tế mới chi trả cho khám và điều trị bệnh, không đủ để chi trả cho các hoạt động dự phòng, chăm sóc sức khỏe.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kêu gọi người dân tăng cường đi bộ, đi xe đạp 2

Đặc biệt, người dân cần chủ động kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm, điều trị sớm, giảm bệnh tật, tử vong, nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống”, Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh.

Cũng theo vị tư lệnh ngành y, để Chương trình sức khỏe Việt Nam được triển khai đồng bộ, đạt được hiệu quả thiết thực và bền vững, cần có sự đầu tư nguồn lực thích đáng, được huy động từ ngân sách nhà nước, từ viện trợ, từ các nhà hảo tâm, doanh nghiệp cũng như sự tham gia, đóng góp của mỗi cá nhân và cộng đồng xã hội.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kêu gọi người dân tăng cường đi bộ, đi xe đạp 3

Chương trình Sức khoẻ Việt Nam đã được kết nối trực tuyến với điểm cầu 63 tỉnh, thành phố và hơn 700 điểm cầu quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.

Sự kiện phát động bao gồm các hoạt động được diễn ra đồng thời tại tất cả các điểm cầu trên toàn quốc như: tổ chức đo huyết áp, đo chức năng hô hấp, xét nghiệm nhanh đường máu và tư vấn sức khỏe để tuyên truyền, vận động người dân thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe phát hiện sớm bệnh tật; tổ chức chương trình tập thể dục trực tuyến tại các điểm cầu và đi xe đạp, đi bộ diễu hành để quảng bá, hưởng ứng phong trào toàn dân tăng cường vận động thể lực nâng cao sức khỏe.

Đồng thời đại diện của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp công bố các chương trình, hoạt động để triển khai Chương trình Sức khỏe Việt Nam trong các lĩnh vực của ngành.

Hồng Ngọc

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính