Từ năm 2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chính sách vay vốn cho sinh viên và tiếp tục thực hiện cho đến nay, nhằm hỗ trợ sinh viên trang trải một phần chi phí học tập.
Năm 2007, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 157/2007QĐ-TTg về tín dụng đối với HSSV và Quyết định số 07/QĐ-TTg ngày 05/1/2016 về việc điều chỉnh mức vay tín dụng đối với học sinh sinh viên (HSSV);
Năm 2017, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 751/QĐ-TTg về việc điều chỉnh mức cho vay đối với HSSV;
1. Về đối tượng vay vốn sinh viên:
- Sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các trường dạy nghề, cụ thể:
- Sinh viên thuộc hộ nghèo, hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 150% mức thu nhập bình quân đầu người có hộ gia đình nghèo.
2. Điều kiện vay vốn sinh viên:
Để vay vốn sinh viên, sinh viên thuộc đối tượng nêu trên được vay vốn phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Sinh viên đang sinh sống trong hộ gia đình cư trú hợp pháp tại địa phương nơi cho vay vốn sinh viên;
- Sinh viên năm nhất vừa trúng tuyển đại học phải có Giấy báo trúng tuyển của trường;
- Sinh viên từ năm thứ hai trở đi phải có xác nhận của nhà trường về việc đang theo học tại trường và không bị xử phạt hành chính trở lên về các hành vi: cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp, buôn lậu.
3. Mức vốn và lãi suất cho vay năm 2018
- Mức vốn cho vay: Năm 2007, Thủ tướng ấn định mức vốn vay sinh viên tối đa là 800.000 đồng/tháng/sinh viên.
Đến nay, do chính sách học phí thay đổi và giá cả sinh hoạt biến động, mức vốn vay này đã được điều chỉnh tăng dần. Cụ thể, từ năm 2018, mức vốn cho vay là 1,5 triệu đồng/tháng/sinh viên (theo Quyết định 751/QĐ-TTg năm 2017).
- Lãi suất: Lãi suất cho vay đối với vay vốn sinh viên hiện nay là 0,55%/tháng (theo Quyết định 750/QĐ-TTg năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ).
4. Thủ tục vay vốn sinh viên
Người vay vốn sinh viên tại Ngân hàng chính sách xã hội: Chủ hộ là người đại diện cho hộ gia đình trực tiếp vay vốn sinh viên và có trách nhiệm trả nợ Ngân hàng chính sách xã hội, là cha hoặc mẹ hoặc người đại diện cho gia đình nhưng đã thành niên (đủ 18 tuổi) được UBND cấp xã sở tại xác nhận.
Theo Hướng dẫn số 2162A/NHCS-TD của Ngân hàng Chính sách xã hội:
Hồ sơ cho vay vốn sinh viên:
- Giấy đề nghị vay vốn sinh viên kiêm Khế ước nhận nợ (mẫu số 01/TD) kèm Giấy xác nhận của nhà trường (bản chính) hoặc Giấy báo nhập học (bản chính hoặc bản photo có công chứng).
- Danh sách hộ gia đình có HSSV đề nghị vay vốn NHCSXH (mẫu số 03/TD).
- Biên bản họp Tổ TK&VV (mẫu số10/TD).
- Thông báo kết quả phê duyệt cho vay (mẫu số 04/TD)
5. Thời hạn trả nợ vay vốn sinh viên
Sinh viên phải trả nợ gốc và lãi tiền vay lần đầu tiên ngay sau khi có việc làm, có thu nhập nhưng không quá 12 tháng, kể từ ngày sinh viên kết thúc khóa học.
- Đối với chương trình học không quá 01 năm: Thời hạn trả nợ tối đa bằng 02 lần thời hạn phát tiền vay (thời hạn phát tiền vay tính từ ngày nhận tiền vay đến ngày kết thúc khóa học)
- Đối với chương trình học khác: Thời hạn trả nợ tối đa bằng thời hạn phát tiền vay.
Việt LinhBạn đang xem bài viết Thủ tục vay vốn sinh viên năm 2019 gồm những gì? Điều kiện vay vốn sinh viên ra sao? tại chuyên mục Chính sách của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].