
Thị trấn Coober Pedy nằm ở bang Nam Australia, cách thành phố Adelaide khoảng 846 km về phía bắc. Thị trấn ban đầu được đặt theo tên nhà thám hiểm châu Âu John McDouall Stuart, người đầu tiên đặt chân đến vùng đất này vào năm 1858. Đến năm 1920, thị trấn được đổi tên thành Coober Pedy, theo ngôn ngữ của thổ dân có nghĩa là “cái hố của người da trắng”. (Ảnh: South Australia)

Khoảng 150 triệu năm trước, đại dương bảo phủ khu vực Coober Pedy. Khi nước biển rút đi, biến đổi khí hậu khiến mực nước ngầm hạ thấp. Silica lắng đọng trong các hang và khe nứt gãy dưới lòng đất, hình thành đá mắt mèo sau hàng triệu năm. Do đó, Coober Pedy còn có tên là thủ phủ đá mắt mèo thế giới vì khoảng 70% lượng khoáng vật này được khai thác ở đây. (Ảnh: Shutterstock)

Nằm ở nơi có khí hậu khắc nghiệt bậc nhất Australia, Coober Pedy luôn phải hứng chịu cái nóng khủng khiếp. Nhiệt độ mùa hè trung bình ở đây là 38 độ C, thường xuyên lên tới 43 độ C. Vì vậy, những người di cư đến thị trấn từ hơn 100 năm trước đã đào hầm và sống trong những ngôi nhà dưới lòng đất, được xây tạc vào các sườn núi đá để tránh nóng. (Ảnh: Lonely Planet)

Hiện có khoảng hơn 2.500 người sống ở Coober Pedy và 80% dân số thị trấn sống trong các căn nhà dưới lòng đất. Dù nhiệt độ ngoài trời có tăng cao đến đâu thì nhiệt độ trong lòng đất thường duy trì ở khoảng 24 độ C. (Ảnh: Smithsonian Magazine)

Dưới thị trấn ngầm, đèn điện luôn được thắp sáng. Mỗi ngôi nhà đều có hệ thống điện và thông gió riêng, đầy đủ tiện nghi như nhà truyền thống, bao gồm cả internet. Việc cung cấp nước cho thị trấn đến từ một nguồn dẫn ngầm dài 24 km. (Ảnh: Smithsonian Magazine)

Mỗi ngôi nhà dưới lòng đất ở Coober Pedy luôn đầy đủ tiện nghi. (Ảnh: Smithsonian Magazine)

Nhiệt độ trung bình ở thị trấn dưới lòng đất luôn duy trì ở mức 24 độ C. (Ảnh: Getty Images)

Nhà thờ Chính thống giáo Serbia được xây dựng trong lòng đất ở thị trấn Coober Pedy. (Ảnh: Smithsonian Magazine)

Một nhà hàng dưới lòng đất ở Coober Pedy. (Ảnh: Escape)

Hiệu sách duy nhất trong thị trấn. (Ảnh: Smithsonian Magazine)

Ngoài những ngôi nhà dưới lòng đất, thị trấn còn có các cửa hàng, quán bar, nhà hàng trên mặt đất để phục vụ nhu cầu của người dân và du khách. (Ảnh: QT Assist)
Anh Thịnh (Theo Business Insider)Bạn đang xem bài viết Thị trấn độc nhất vô nhị, nơi hơn 2.000 sinh sống dưới lòng đất tại chuyên mục Đáng chú ý của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: bankhoahoc@giadinhmoi.vn.
Tin liên quan
