Thầy Trương Vân dạy môn ngữ văn tại trường trung học Kim Sơn, Phúc Châu, Trung Quốc. Sau được chẩn đoán bị thoái hóa sắc tố võng mạc và mất đi thị lực, thầy vẫn tiếp tục kiên trì với nghề, đến nay đã được 9 năm.
Thầy đã cố gắng ghi nhớ tất cả những bài học và kiến thức ngữ văn, thay đổi cách lên giáo án giảng dạy.
Thầy chuẩn bị mọi kiến thức ở trong đầu thay vì viết lên giấy, mỗi ngày đều học thêm những kiến thức mới, tư tưởng mới.
Không thể tự chấm bài nên thầy để học sinh đọc từng đoạn văn, sau đó thầy sửa từng đoạn một. Với mỗi chỗ sửa, học sinh sẽ tự đánh dấu vào bài của mình.
Như vậy, học sinh sẽ bỏ được tâm lý ‘giấu dốt’, rèn luyện khả năng biểu đạt ngôn ngữ và sự chủ động.
Mọi hoạt động của thầy trên lớp đều dựa vào thứ ánh sáng mờ mờ còn sót lại trên đôi mắt.
Theo lời bác sỹ, có thể một ngày nào đó ngay cả ánh sáng mờ mờ trong đôi mắt thầy cũng không còn và khiến thầy mù hoàn toàn. ‘Nếu đến ngày đó, chắc tôi chỉ còn biết nghỉ hưu thôi.’ Thầy chia sẻ.
Nhưng cả trường đều hiểu rằng thầy chẳng dễ bỏ được học sinh của mình, càng không thể bỏ được công việc mà mình đã gắn bó cả đời.
33 năm, thầy đã giúp bao em học sinh học được những kiến thức mới, những cách suy nghĩ mới. Tinh thần và trái tim của một người thầy tận tâm vẫn theo thầy kể cả khi mắt thầy không còn nhìn được.
Sự tâm huyết của thấy khiến giáo viên và học sinh Trường trung học Kim Sơn, Phúc Châu cảm thấy vô cùng ngưỡng mộ. Các giáo viên khác cũng thường xuyên chia sẻ những kiến thức mới với thầy.
Thầy đã được tỉnh Phúc Kiến ban tặng danh hiệu ‘nhà giáo đẹp nhất’ và danh hiệu ‘giáo viên gương mẫu quốc gia’.
Thầy chia sẻ: ‘Đời người đều phải trải qua những lúc khó khăn, đối mặt với bệnh tật, phải sống làm sao cho có giá trị’.
Ái LinhBạn đang xem bài viết Thầy giáo mất thị lực 9 năm vẫn đi dạy: Đối mặt bệnh tật, phải sống có giá trị tại chuyên mục Cuộc sống Muôn màu của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].