Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Thâm mụn bao lâu thì hết? Cách cải thiện tình trạng thâm mụn hiệu quả

Thâm mụn là một trong các vấn đề thường xuyên bắt gặp trên làn da, gây ra nhiều tác động đến làn da, ảnh hưởng trực tiếp đến tính thẩm mỹ và khiến bạn mất tự tin. Vậy thâm mụn bao lâu thì hết, hãy cùng khám phá với bài viết này nhé!

1 Nguyên nhân gây ra thâm mụn

Mụn thâm, còn gọi là vết thâm mụn là tình trạng vùng da bị tổn thương do mụn và chuyển sang màu tối. Tình trạng này là do cách điều trị mụn không đúng, tự ý nặn mụn, quy trình chăm sóc da sai cách,... khiến vùng da đó bị tổn thương và không hồi phục về trạng thái ban đầu.

Theo các bác sĩ da liễu, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đốm màu tăng sắc tố trên da như:

  • Tổn thương do ánh sáng mặt trời.
  • Thay đổi nội tiết tố gây nám da.
  • Kích ứng.
  • Một số tình trạng viêm trên da và bệnh lý như eczema, vẩy nến, tiểu đường, gai đen,...
  • Ngoài ra, còn có một loại tăng sắc tố hình thành sau khi bị mụn viêm, được gọi là thâm mụn.

Thâm mụn xảy ra do sự tăng sắc tố trong quá trình làm lành các tổn thương ở da

Thâm mụn xảy ra do sự tăng sắc tố trong quá trình làm lành các tổn thương ở da

2 Quá trình hình thành mụn và thâm mụn

Quá trình hình thành mụn sẽ trải qua 3 giai đoạn, bao gồm:

  • Giai đoạn 1 - Sinh mụn: Khi lỗ chân lông bị tắc, tế bào da chết có thể bám vào các tế bào da sống trên mặt, trộn với bã nhờn và tạo thành mụn sâu bên trong nang lông.
  • Giai đoạn 2 - Nổi mụn: Khi da nhận được tín hiệu lỗ chân lông bị tắc, nó sẽ tạo ra phản ứng viêm, kéo các tế bào bạch cầu đến, gây sưng tấy và có mủ. Sau đó, nang lông sẽ đầy lên và hiện rõ trên bề mặt da, gây nên mụn đầu trắng, mụn đầu đen hay u nang...
  • Giai đoạn 3 - Làm lành: Sau một khoảng thời gian, mụn sẽ tự nhiên co lại và lành. Trong thời gian này, bề mặt mụn có thể hình thành một lớp vảy hoặc có thể để lại một vùng tối, tăng sắc tố và gây nên tình trạng thâm mụn.

Trong giai đoạn mụn lành, vùng da có thể để lại vùng tối gây nên tình trạng thâm mụn

Trong giai đoạn mụn lành, vùng da có thể để lại vùng tối gây nên tình trạng thâm mụn

3 Vết thâm mụn có hết không, bao lâu thì hết?

Khi bạn đã ngăn chặn các nguyên nhân gây ra thâm mụn thì chúng sẽ mờ dần sau một khoảng thời gian. Thông thường, vết thâm mụn có thể mờ dần trong vòng 6 - 12 tháng.

Tuy nhiên, nếu sắc tố nằm sâu trong da, quá trình mờ dần có thể mất nhiều năm. Chăm sóc da thâm mụn đúng cách và điều trị có thể đẩy nhanh quá trình mờ dần và làm biến mất các vết thâm mụn.

Vết thâm mụn có thể tự mờ dần trong 6 - 12 tháng

Vết thâm mụn có thể tự mờ dần trong 6 - 12 tháng

4 Cách chăm sóc da cải thiện tình trạng thâm mụn

Dùng kem trị thâm mụn

Những vết thâm mụn hoàn toàn có thể tự biến mất sau một thời gian ngắn nếu bạn sử dụng loại kem trị thâm mụn phù hợp. Các loại kem này thường chứa thành phần giúp làm sáng da tại chỗ hiệu quả như retinoid hay hydroquinone.

Một số hoạt chất có trong sản phẩm trị thâm cũng thường được bổ sung vào chu trình chăm sóc da của chị em như thiamidol, vitamin C, niacinamide, AHA/BHA... Các thành phần này sẽ giúp da giảm viêm, giảm thâm, tấy đỏ, kiểm soát tuyến bã nhờn, nuôi dưỡng, chăm sóc và hồi phục làn da bị tổn thương.

Dùng các thành phần thiên nhiên

Sử dụng các thành phần từ thiên nhiên để điều trị thâm mụn là phương pháp được nhiều người lựa chọn do tính đơn giản, dễ thực hiện và ít tốn kém. Một số nguyên liệu thường được sử dụng như:

  • Nghệ: Với hàm lượng curcumin và nhiều dưỡng chất khác, nghệ là một trong những nguyên liệu tốt nhất thường được dùng trong chăm sóc da. Bạn có thể dùng bột nghệ hoặc tinh bột nghệ kết hợp với nước ấm hoặc mật ong thành hỗn hợp sền sệt, đắp lên da như mặt nạ.
  • Đu đủ: Đu đủ chứa axit alpha-hydroxy (AHA), là chất tẩy tế bào chết hóa học, giúp loại bỏ các tế bào da xỉn màu và để lộ các tế bào da khỏe mạnh và sáng màu. Bạn có thể cho đu đủ chín vào bát, nghiền nát và đắp lên da như mặt nạ.
  • Sữa chua: Sữa chua có chứa axit lactic là AHA, giúp điều chỉnh độ pH cân bằng da, cải thiện tông màu da, làm giảm mẩn đỏ và vết thâm mụn. Sữa chua được dùng đắp trực tiếp lên da mặt hoặc có thể kết hợp thêm mật ong hoặc yến mạch để tăng hiệu quả bảo vệ da cho mặt nạ sữa chua.
  • Dầu hạnh nhân: Vitamin E và niacin trong dầu hạnh nhân ngọt giúp điều trị tình trạng tăng sắc tố và cải thiện tông màu da, cải thiết tốt tình trạng mụn thâm trên da mặt. Dầu hạnh nhân có thể được dùng như dầu tẩy trang trước khi rửa mặt hoặc dùng làm thoa lên mặt làm kem dưỡng ẩm ban đêm.
  • Cà chua: Cà chua rất giàu lycopene, có khả năng chống nắng, bảo vệ da khỏi tác hại do tia UV và giảm tình trạng tăng sắc tố da. Cà chua có thể được dùng đắp lên da như mặt nạ hoặc bổ sung cà chua bằng cách ăn uống sẽ đem lại tác dụng toàn thân.
  • Lô hội (Nha đam): Lô hội chứa hàm lượng nước cao, giúp căng bóng, giảm và ngăn ngừa thâm mụn hình thành. Lô hội được sử dụng thoa lên da như kem dưỡng ẩm hoặc bẻ lá cây lô hội và chấm chất nhầy lên vết thâm mụn.

Sử dụng các thành phần từ thiên nhiên có thể cải thiện tình trạng thâm mụn

Sử dụng các thành phần từ thiên nhiên có thể cải thiện tình trạng thâm mụn

5 Cách ngăn ngừa hình thành thâm mụn

Để ngăn ngừa và tránh xuất hiện vết thâm mụn, bạn cần nhớ các nguyên tắc sau:

  • Tránh tự ý nặn hay cào các vết mụn: Việc liên tục nặn và tác động tới vết mụn sẽ khiến da bị tổn thương và kích hoạt cơ thể sản xuất nhiều melanin hơn.
  • Dùng kem chống nắng: Làn da bị tổn thương sẽ càng dễ bị sẫm màu nếu tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời mà không được bảo vệ bằng kem chống nắng phổ rộng, có chỉ số SPF cao.
  • Sử dụng sản phẩm chăm sóc da có thành phần trị mụn: Sử dụng các sản phẩm trị mụn từ đầu để ngăn ngừa sự phát triển của mụn với các thành phần như: benzoyl peroxide, axit azelaic và các dẫn xuất, retinol, vitamin E...
  • Khám bác sĩ da liễu khi tình trạng mụn và thâm mụn nhiều và kéo dài gây ảnh hưởng thẩm mỹ cá nhân.

Cần thăm khám bác sĩ da liễu nếu tình trạng mụn và thâm mụn nhiều và kéo dài

Cần thăm khám bác sĩ da liễu nếu tình trạng mụn và thâm mụn nhiều và kéo dài

Xem thêm:

  • 10 cách trị thâm mụn bằng nghệ để có làn da sáng mịn
  • 11 cách làm mặt nạ trị mụn tại nhà giúp giảm mụn, trắng da, mờ thâm

Bài viết này nêu lên những thông tin về tình trạng thâm mụn và những cách chăm sóc da để cải thiện tình trạng này. Nếu cảm thấy bài viết hay và bổ ích thì hãy chia sẻ đến những người thân yêu của mình nhé!

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/ 

Mã số chuẩn quốc tế (ISSN): e-ISSN 3093-3269

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected] 

Thông tin toà soạn | Ngân hàng- Tài chính I Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính