Tê tay tưởng là chuyện nhỏ nhưng đó lại là biểu hiện của căn bệnh không hề dễ chữa khỏi hoàn toàn

Tê ngón tay, tê bì hay tê buốt bàn tay khi ngủ đêm hay khi thức ban ngày là dấu hiệu của hội chứng ống cổ tay. Nếu không được xử lý kịp thời thì không chỉ gây tê tay mà còn có thể dẫn đến teo bàn tay.

Tê tay là biểu hiện của hội chứng ống cổ tay.

Tê tay là biểu hiện của hội chứng ống cổ tay.

Tê bì chân tay hiểu đơn giản là cảm giác bị tê ở tay hoặc ở chân do các dây thần kinh đang bị chèn ép. Hầu hết các trường hợp đều cảm thấy tê nhiều ở các ngón giữa và ngón trỏ.

Khi mắc bệnh lý này, người bệnh thường có cảm giác ngón tay, ngón chân như bị kim đâm hoặc kiến bò. Thậm chí, có người còn mất cảm giác. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, việc vận động cũng khó khăn hơn.

Tê bì chân tay thường có cảm giá tê ở cánh tay trước, sau đó lan xuống cổ tay, bàn tay và ngón tay. Bệnh tuy không quá nguy hiểm nhưng cần được điều trị sớm, nếu không việc cầm nắm, đi đứng của người bệnh sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tê bì chân tay, có thể do sinh lý hoặc do bệnh lý. Nếu là nguyên nhân sinh lý như hoạt động sai tư thế, mặc đồ quá bó, khoanh chân hoặc đứng quá lâu, máu không lưu thông được bình thường có thể dẫn đến tê ở tay, chân. Bạn chỉ cần đổi tư thế hoặc nghỉ ngơi thì cảm giác này sẽ thuyên giảm.

Nếu là do bệnh lý, thì khả năng lớn nhất người bị tê tay đã mắc hội chứng ống cổ tay.

Hội chứng ống cổ tay là gì?

Hội chứng ống cổ tay còn gọi là hội chứng đường hầm cổ tay hay hội chứng chèn ép thần kinh giữa, thường xảy ra do chèn ép dây thần kinh giữa.

Những dây thần kinh giữa nằm trong ống cổ tay có chức năng trong việc cảm giác bên ngoài da của các ngón tay, gan bàn tay ở dưới hai ngón tay và còn giúp ngón tay có thể co duỗi dễ dàng.

Dây thần kinh giữa này, đi xuống bàn tay phải qua ống cổ tay hay đường hầm cổ tay. Phía trước của ống này giới hạn bởi dây chằng gọi là mạc giữ gân gấp các ngón tay và phía sau là nền xương các xương cổ tay. Vì đi trong ống hẹp và các nền xương cứng nên sự đàn hồi rất kém, chỉ cần tổn thương nhẹ cũng gây sưng, phù nề và chèn ép dây thần kinh giữa gây tình trạng tê bàn tay, ngón tay, thậm chí lan lên cánh tay.

Dấu hiệu thường gặp khi mắc hội chứng ống cổ tay

Triệu chứng điển hình của hội chứng ống cổ tay là đau tay, tê ở gan bàn tay, tê buốt như kim châm ở bàn tay, tê nhức, châm chích ở các ngón tay, đặc biệt các ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa và 1/2 ngón áp út, một ngón rưỡi còn lại không bị.

Khi bệnh nhẹ thì tê buốt giống như bị kim châm ở bàn tay. Khi nặng hơn thì cảm thấy rất đau ở bàn tay, có khi bỏng rát và nhức nhối cả cẳng tay và cánh tay, tay yếu và tê cứng. Triệu chứng có thể xảy ra ở cả hai tay, nhưng thường nặng hơn ở bàn tay thuận.

Nặng hơn nữa, sẽ có cảm giác đau lan xuống ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa và nửa trong của ngón áp út. Cảm giác tê giống như kiến bò hoặc kim châm, đau lan cổ tay, lòng bàn tay hoặc cẳng tay. Triệu chứng này thường tăng về ban đêm và buổi sáng.

Lâu dần bạn có thể mất cảm giác ở các ngón tay. Ngón tay cái có thể bị yếu, bàn tay ở dưới ngón cái bị teo nhỏ. Bệnh lâu ngày có thể gây teo cơ gò cái, giảm khả năng cầm nắm.

Hay gặp nhất là trường hợp tê ở ngón trỏ và ngón giữa hoặc ở tất cả các ngón nhưng tê nhiều hơn ở ngón trỏ, ngón giữa. Tê tay xuất hiện khi cử động ngón tay, đang đánh máy, lái xe hoặc cả khi bạn nghỉ ngơi, lúc đang ngủ.

Ai thường mắc hội chứng này?

Tê tay và hội chứng ống cổ tay thường gặp ở dân văn phòng, lái xe, những công việc đỏi hỏi hoạt động bàn tay nhiều (thợ cơ khí, vận động viên cầu lông, bóng bàn ,...Vì khi vận động bàn tay, cổ tay nhiều, lặp lại trong thời gian dài sẽ gây ra tình trạng sưng nề, phù nề, tổn thương chèn ép dây thần kinh giữa.

Ngoài ra, bệnh có thể gặp khi bị chấn thương do ngã, do chơi thể thao hoặc có bệnh lý cổ tay như viêm khớp, thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp,….

Khi mới bắt đầu, dấu hiệu bệnh chỉ là tê buồn, dị cảm đầu chi nên không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động nên người bệnh thường chủ quan. Khi bệnh từ từ tăng dần gây chèn ép nặng vào các rễ vận động làm giảm vận động các ngón tay và nặng hơn sẽ gây teo cơ, sẽ khiến việc cầm nắm đồ vật rất khó, thậm chí cầm bút bị rơi.

Nếu xử lý ngay từ sớm thì các chức năng bàn tay sẽ cải thiện tốt. Nhưng khi trở nặng, khi các tổn thương thần kinh khó hồi phục và dù có phẫu thuật giải phóng khối chèn ép thì chức năng bàn tay cũng khó không hồi phục.

Cách phòng và đẩy lùi tê tay do hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay khi bắt đầu rất nhẹ nhưng nếu không xử lý sớm dẫn đến tổn thương không hồi phục. Do đó, nếu thấy các biểu hiện tê tay kéo dài thì nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

Trong trường hợp có đau nhiều thì bạn nên dùng thuốc giảm đau, chống viêm kết hợp xoa bóp, massage để tăng lưu thông máu và dẫn truyền thần kinh để giảm tê ở đầu ngón tay cũng như các triệu chứng đau nhức ở đầu ngón tay. Đồng thời, sử dụng sản phẩm có tác dụng tăng cường lưu thông máu và bảo vệ hệ thần kinh để giải phóng các dây thần kinh, mạch máu bị chèn ép để giảm tê tay cũng như ngăn biến chứng.

V.Linh

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính