Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Tăng nhãn áp có chữa được không? 5 cách điều trị hiệu quả nhất

Tăng nhãn áp là bệnh lý thường gặp ở mọi lứa tuổi gây giảm hoặc mất thị lực rất nguy hiểm nếu không được can thiệp sớm. Cùng tìm hiểu về cách điều trị tăng nhãn áp qua bài viết dưới đây nhé!

Tăng nhãn áp là gì?

Tăng nhãn áp còn được gọi là bệnh glaucoma, cườm mắt hay thiên đầu thống. Bệnh lý này xảy ra khi áp lực của thủy dịch trong nhãn cầu tăng cao một các bất thường. Các nguyên nhân thường gặp gây ra tăng nhãn áp gồm:

  • Gen di truyền trong gia đình.
  • Sự di lệch vị trí của mống mắt gây tắc nghẽn và ứ đọng.
  • Ảnh hưởng của các bệnh lý như đái tháo đường, tăng huyết áp, chấn thương mắt, đục thủy tinh thể.
  • Tác dụng phụ khi thuốc corticoid kéo dài.

Xem chi tiết: Tăng nhãn áp: Nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và cách phòng ngừa

1 Triệu chứng tăng nhãn áp

Tùy theo từng thể bệnh và thời gian tiến triển mà tăng nhãn áp sẽ có những triệu chứng điển hình khác nhau:

Glaucoma góc mở

Glaucoma góc mở thường tiến triển trong nhiều năm với giai đoạn đầu gần như không có triệu chứng hoặc có những biểu hiện mơ hồ như:

  • Đau đầu nhẹ khi tập trung nhìn 1 vật quá lâu.
  • Quáng gà, khó quan sát mọi thứ vào buổi tối.
  • Nhìn vật ở gần thấy mờ.

Nhìn mờ là dấu hiệu của glaucoma góc mở

Nhìn mờ là dấu hiệu của glaucoma góc mở

Glaucoma góc đóng

Glaucoma góc đóng thường diễn biến trong 1 khoảng thời gian ngắn và cấp tính hơn với triệu chứng:

  • Đau mắt ở 1 hoặc cả 2 bên.
  • Đau đầu dữ dội.
  • Buồn nôn, nôn mửa.
  • Nhìn thấy vết xanh đỏ trước mắt.
  • Nhìn mờ.

Bệnh nhân glaucoma góc đóng thường bị đau mắt dữ dội

Bệnh nhân glaucoma góc đóng thường bị đau mắt dữ dội

Glaucoma bẩm sinh

Glaucoma bẩm sinh là bệnh lý hiếm gặp ở trẻ em, thường được chẩn đoán trong năm đầu tiên nếu cha mẹ phát hiện được những bất thường như:

  • Trẻ chớp mắt liên tục.
  • Khóc mà không có nước mắt.
  • Mắt trẻ màu đục.
  • Sợ ánh sáng.

Glaucoma bẩm sinh thường được phát hiện khi trẻ còn nhỏ

Glaucoma bẩm sinh thường được phát hiện khi trẻ còn nhỏ

Glaucoma thứ phát

Glaucoma thứ phát là tăng nhãn áp xuất hiện sau những bệnh lý khác như đái tháo đường, tăng huyết áp. Bệnh thường tiến triển âm thầm hoặc có những biểu hiện sau:

  • Tình trạng bệnh lý nền nặng hơn, không được kiểm soát.
  • Mắt nhìn mờ tăng dần theo thời gian.
  • Cuối cùng có thể dẫn đến mất hoàn toàn thị lực 1 bên mắt.

Glaucoma thứ phát có thể gặp sau khi mắc đái tháo đường

Glaucoma thứ phát có thể gặp sau khi mắc đái tháo đường

2 Tăng nhãn áp có chữa được không?

Hiện nay, tăng nhãn áp là bệnh lý chưa có biện pháp điều trị dứt điểm hay khôi phục lại thị lực bình thường cho mắt. Tuy nhiên, nếu bệnh được chẩn đoán và can thiệp kịp thời thì vẫn có thể làm giảm tốc độ tiến triển, hạn chế các tổn thương mắt không hồi phục cho người bệnh.

3 Các phương pháp điều trị tăng nhãn áp

Các phương pháp điều trị tăng nhãn áp hiện nay thường có tác dụng làm giảm áp lực thủy dịch trong nhãn cầu để hạn chế bệnh nặng thêm. Một số biện pháp thường dùng gồm:

Sử dụng thuốc nhỏ mắt

Bác sĩ có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt để điều trị tạm thời cho glaucoma góc đóng hoặc là biện pháp điều trị ban đầu với glaucoma góc mở. Thuốc nhỏ mắt có tác dụng điều hòa lượng thủy dịch trong mắt và thường được sử dụng kéo dài.

Một số loại thuốc nhỏ mắt thường được chỉ định gồm:

  • Thuốc đồng vận prostaglandin: có tác dụng tăng cường lưu thông thoát thủy dịch qua màng bồ đào của mắt. Các thuốc thuộc nhóm này bao gồm: tafluprost, travoprost, latanoprost với liều 1 lần tra/ngày
  • Thuốc chẹn beta giao cảm: gây giảm nhãn áp bằng cách hạn chế sản xuất thủy dịch. Các thuốc phổ biến trong nhóm gồm: betaxolol, timolol, carteolol tra từ 1 - 2 lần/ngày.
  • Thuốc cường alpha giao cảm: làm giảm sản xuất thủy dịch, từ đó làm hạ áp lực trong nhãn cầu. Các thuốc thường gặp là brimonidine, apraclonidine có thể nhỏ mắt từ 2 - 3 lần/ngày tùy theo mức độ bệnh.
  • Thuốc ức chế men anhydrase cacbonic: cũng hạn chế sản xuất thủy dịch làm giảm nhãn áp với các thuốc phổ biến là brinzolamide và dorzolamide, nhỏ mắt 3 lần/ngày.
  • Thuốc co đồng tử: giúp tăng cường lưu thông dịch thủy kính ra ngoài và hạ nhãn áp. Các thuốc thường dùng gồm: pilocarpine, carbachol hoặc echothiophate iốt, sử dụng tối đa 4 lần/ngày.

Bạn có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt để điều trị glaucoma

Bạn có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt để điều trị glaucoma

Dùng thuốc uống

Nếu sử dụng thuốc nhỏ mắt không thể điều trị ổn định tình trạng tăng nhãn áp thì bác sĩ có thể chỉ định thêm các loại thuốc uống tùy vào mức độ bệnh khác nhau. Một số thuốc uống thường dùng là:

  • Thuốc ức chế men anhydrase cacbonic đường uống với liều lượng 1000mg/ngày.
  • Thuốc lợi tiểu thẩm thấu: các tác dụng hút bớt thủy dịch từ nhãn cầu ra huyết tương nhằm hạ nhãn áp. Các thuốc phổ biến của nhóm này gồm manitol và glycerin.

Bác sĩ có thể sử dụng thuốc để điều trị tăng nhãn áp

Bác sĩ có thể sử dụng thuốc để điều trị tăng nhãn áp

Phẫu thuật laser

Phẫu thuật bằng laser là biện pháp giúp cải thiện lưu thông nhãn áp hiệu quả mà không phải can thiệp dao kéo. Vì thế, thời gian phẫu thuật được rút ngắn còn khoảng 15 phút, ít gây đau đớn, khó chịu và hạn chế biến chứng sau mổ.

Phẫu thuật mắt bằng laser là kỹ thuật điều trị glaucoma hiệu quả

Phẫu thuật mắt bằng laser là kỹ thuật điều trị glaucoma hiệu quả

Phẫu thuật

Biện pháp phẫu thuật thường được chỉ định đối với các trường hợp tăng nhãn áp nặng, không thể điều chỉnh bằng thuốc hoặc phẫu thuật laser. Khi đó, để giải phóng thủy dịch ra ngoài, giảm nhãn áp, bác sĩ có thể tiến hành:

  • Cắt bè củng mạc mắt.
  • Cắt bỏ một phần mống mắt.
  • Đặt van dẫn lưu thủy dịch trong mắt.

Phẫu thuật là phương pháp điều trị glaucoma mức độ nặng

Phẫu thuật là phương pháp điều trị glaucoma mức độ nặng

Thực hiện lối sống lành mạnh

Ngoài các biện pháp điều trị đặc hiệu ở trên, bệnh nhân tăng nhãn áp nên xây dựng cho bản thân một lối sống lành mạnh để làm chậm tiến triển của bệnh. Một số biện pháp bạn có thể áp dụng:

  • Tập thể dục thường xuyên như đi bộ, chạy bộ, leo núi hoặc bơi, yoga. Cách tập luyện này vừa tốt cho sức khỏe vừa điều trị được cườm nước.
  • Tập thở sâu, đầu óc thư giãn, tránh stress, cố gắng thư giãn mắt và ngủ đủ giấc.
  • Luyện tập xoa mắt giúp máu lưu thông đến mắt để nuôi tế bào thần kinh mắt tốt hơn
  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây, kiêng mỡ động vật.
  • Không hút thuốc hoặc dùng các chất kích thích.
  • Hạn chế chơi các loại nhạc cụ cần dùng tới hơi thở mạnh và lâu như các loại kèn hay tù và vì nó có khả năng tăng nhãn áp.

Massage mắt thường xuyên có thể cải thiện tăng nhãn áp

Massage mắt thường xuyên có thể cải thiện tăng nhãn áp

Xem thêm

  • 10 thực phẩm tốt cho người bị tăng nhãn áp bạn không nên bỏ qua
  • Cách sử dụng thuốc nhỏ mắt đúng cách khi trị tăng nhãn áp
  • 7 nguyên nhân tăng nhãn áp bạn không nên bỏ qua

Hy vọng bài viết này đã giúp bạn nắm được các biện pháp điều trị bệnh tăng nhãn áp hiệu quả. Tuy nhiên, khi gặp các triệu chứng của bệnh, cách tốt nhất là bạn nên đến bệnh viện mắt hoặc cơ sở y tế gần nhà để khám và điều trị kịp thời.

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính