Khi mang thai, ai cũng muốn con mình được phát triển tốt nhất cả về thể chất lẫn tinh thần. Từ việc tìm hiểu nghiên cứu các thông tin hữu ích trong suốt quá trình mang thai đến việc chăm sóc con yêu như thế nào, chế độ dinh dưỡng ra sao, các chị em đều phải nắm rõ. Trong đó, chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu là vô cùng quan trọng, đây chính là tiền đề giúp con yêu hình thành và phát triển.
Hệ lụy của việc tăng cân quá nhiều khi mang thai
Nhiều người thường quan niệm rằng: “Phụ nữ có thai phải ăn thật nhiều, như thế mẹ và con mới được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết”. Quan niệm này không hoàn toàn sai mà cũng không hoàn toàn đúng. Đúng bởi vì khi mang bầu, mẹ bầu cần một lượng dinh dưỡng lớn để đáp ứng nhu cầu năng lượng và dưỡng chất cho thai nhi phát triển. Sai bởi không phải khi có thai, mẹ bầu ăn càng nhiều sẽ càng tốt để dưỡng chất không vào mẹ thì cũng vào con.
Ăn quá nhiều và không đúng cách sẽ khiến cho cả mẹ bầu lẫn thai nhi đứng trước các nguy cơ:
- Béo phì: Có thể nói, cân nặng quá khổ, thân hình nặng nề là nỗi sợ hãi của các mẹ bầu sau sinh. Đặc biệt trong 9 tháng thai kỳ, cơ thể người mẹ thường được nạp vào rất nhiều năng lượng cũng như dưỡng chất nên khả năng tăng cân quá nhiều rất dễ xảy ra. Tùy từng cơ địa của mỗi người mà lượng dinh dưỡng hấp thu vào mẹ thay vì vào con lại khác nhau. Thậm chí có nhiều trường hợp, mẹ tăng cân liên tục mà thai nhi trong bụng vẫn không đủ cân nặng vì bổ sung dinh dưỡng sai cách. Vì vậy, các mẹ bầu nên xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý trong suốt quá trình mang thai.
- Tiểu đường thai kỳ: Việc tăng cân quá nhiều trong thời kỳ mang thai sẽ làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ. Nếu thai phụ không kiểm soát tốt đường huyết của mình sẽ dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng ở thai nhi như lượng đường trong máu thai nhi quá thấp, vàng da ở trẻ sơ sinh, hội chứng suy hô hấp ở trẻ,...
- Thai quá lớn: Đa phần việc bổ sung quá nhiều chất dinh dưỡng cho mẹ bầu sẽ khiến cho thai nhi phát triển lớn hơn bình thường. Việc thai to quá mức sẽ rất nguy hiểm nếu sinh tự nhiên. Vì vậy, khi thai quá lớn, mẹ bầu thường phải phẫu thuật lấy thai thay vì sinh tự nhiên.
9 tháng thai kỳ, mẹ bầu tăng bao nhiêu cân là chuẩn?
Các chuyên gia khuyến cáo, trong thời kỳ mang thai, phụ nữ tăng khoảng 15kg được coi là đạt chuẩn. Nhưng gần đây, theo ý kiến được đưa ra tại trường Đại học Sản phụ khoa ở Mỹ có đề xuất rằng phụ nữ có thai chỉ nên tăng 9 - 12kg trong suốt thai kỳ.
Nhưng mặt khác, nếu giảm cân giữa thai kỳ không đúng cách cũng gây ra rất nhiều nguy hiểm. Một nghiên cứu ở Island cho thấy rằng, những phụ nữ có chỉ số BMI giảm từ 5 đơn vị trở lên sẽ làm tăng nguy cơ sinh non. Vì vậy, phụ nữ mang thai nên duy trì mức cân nặng khuyến cáo để con phát triển khỏe mạnh và toàn diện.
Lời khuyên cho các mẹ bầu
Tiến sĩ Frances Crites, một chuyên gia sản phụ khoa làm việc tại Bệnh viện Presbyterian ở Dallas đã đưa ra lời khuyên cho các mẹ bầu:
Hạn chế tăng mỡ
Trọng lượng khi mang thai được chia nhỏ thành các phần như sau: Em bé khoảng 3,6kg; nước ối 1,4kg; nhau thai khoảng 0,5kg; thêm máu khoảng 1,8kg và một số phần phụ khác. Tất cả những trọng lượng này không phải là chất béo, mà là trọng lượng để hỗ trợ mang thai. Vì vậy, hạn chế việc tăng cân do tăng mỡ. Bởi lượng mỡ trong cơ thể tăng quá nhiều sẽ dẫn đến mỡ máu tăng cao, tăng nguy cơ huyết áp cao và các bệnh về tim mạch.
Thường xuyên vận động
Hầu hết phụ nữ mang thai tăng cân quá nhiều đa phần do lười vận động. Khi nhận thấy bản thân tăng cân quá nhanh và nhiều, bạn nên đến cơ sở y tế để kiểm tra và tham khảo ý kiến bác sĩ. Vận động thường xuyên và tập các bài tập nhẹ nhàng dành riêng cho thai phụ sẽ giúp tăng cường sức khỏe và sức đề kháng của mẹ bầu, đồng thời hạn chế tình trạng tích trữ mỡ thừa trong cơ thể.
Tốc độ tăng cân phù hợp
Đối với phụ nữ bình thường và nhẹ cân có thể tăng khoảng 2 – 4kg/tháng tùy từng giai đoạn trong thai kỳ. Nhưng với những phụ nữ đã bị thừa cân trước đó, nên duy trì trọng lượng cơ thể để chỉ tăng khoảng 2,3 - 4.5kg trong suốt thai kỳ.
Ngoài ra, các mẹ bầu cũng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng hợp lý, để con phát triển đúng chuẩn mà không lo tăng cân quá nhiều như:
- Khẩu phần ăn hợp lý kết hợp ăn lượng tinh bột vừa đủ để cung cấp năng lượng cần thiết cho mẹ bầu.
- Chia nhỏ bữa ăn bởi khi mang thai, mẹ bầu có thể gặp các hiện tượng buồn nôn, khó tiêu hóa, ốm nghén,... Việc chia nhỏ bữa ăn sẽ giúp mẹ bầu tiêu hóa tốt hơn, cung cấp đủ dưỡng chất, ổn định đường máu và giảm nguy cơ tích lũy mỡ thừa.
- Chú trọng các nhóm thực phẩm có lợi và kiêng các loại thức ăn có hại cho phụ nữ mang thai.
- Uống đủ 3 lít chất lỏng mỗi ngày.
- Sử dụng viên uống bổ sung vitamin và khoáng chất như Omega 3 (EPA và DHA), acid folic, canxi, sắt, vitamin A, C, B, D,... để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng tăng cao mà chế độ ăn uống thông thường chưa đáp ứng đủ trong suốt thai kỳ, giúp con yêu phát triển khỏe mạnh.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe PreIQ chứa DHA, EPA, các vitamin và khoáng chất cần thiết đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng tăng cao cho phụ nữ dự định mang thai, trong quá trình mang thai và khi cho con bú giúp tăng cường sức khỏe.
Thông tin chi tiết vui lòng truy cập preiq.vn hoặc gọi hotline 19006436 để được tư vấn trực tiếp.
Số GPQC: 00810/2018/ATTP-XNQC
Sản xuất & chịu trách nhiệm về sản phẩm: Công ty Cổ phần Dược phẩm Gia Nguyễn. Địa chỉ: Đường YP6, KCN Yên Phong, Đông Phong, Yên Phong, Bắc Ninh
(Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh).
Đinh ThuỷBạn đang xem bài viết Tăng cân khi mang thai như thế nào là chuẩn tại chuyên mục Cẩm nang của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].