Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Tại sao vừa đi tiểu xong lại có cảm giác buồn tiểu ở nữ?

Vừa đi tiểu xong lại có cảm giác buồn tiểu ở nữ là tình trạng gây ra nhiều bất tiện và khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày. Vậy hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân do đâu và cách chữa trị thế nào qua bài viết dưới đây nhé!

1 Đi tiểu bao nhiêu lần được xem là bình thường?

Tần suất đi tiểu bình thường sẽ khác nhau tùy thuộc vào mỗi cá nhân. Nhìn chung với hầu hết mọi người, số lần đi tiểu bình thường mỗi ngày là từ 6-7 lần và thậm chí là từ 4-10 lần cũng được xem là bình thường nếu người đó cảm thấy hài lòng và không có bất kỳ dấu hiệu bệnh lý nào.

Ngoài ra, tần suất đi tiểu còn phụ thuộc vào lượng chất lỏng và loại chất lỏng mà bạn uống trong ngày hay các loại thuốc mà bạn đang sử dụng, ví dụ thuốc lợi tiểu có thể làm tăng số lần đi tiểu trong ngày.

Bên cạnh đó, tuổi tác cũng sẽ ảnh hưởng đến mức độ và tần suất đi tiểu trong ngày, ví dụ như số lần đi tiểu bình thường ở trẻ em có thể khác với người lớn.

Tần suất đi tiểu bình thường trung bình mỗi ngày sẽ khoảng từ 6-7 lần

Tần suất đi tiểu bình thường trung bình mỗi ngày sẽ khoảng từ 6-7 lần

2 Vừa đi tiểu xong lại có cảm giác buồn tiểu là tình trạng gì?

Vừa đi tiểu xong lại có cảm giác buồn tiểu là tình trạng khá phổ biến, khi bàng quang đầy, não sẽ nhận được tín hiệu cảm thấy buồn tiểu và cảm giác này sẽ tạm thời biến mất sau khi tiểu xong. Thông thường cảm giác buồn tiểu sẽ xuất hiện lại sau khoảng 2-3 tiếng khi bàng quang được lấp đầy.

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, nữ giới có thể lại có cảm giác buồn tiểu ngay sau khi vừa tiểu xong. Tình trạng này có thể đi kèm với các triệu chứng khác như:

  • Đi tiểu nhiều lần trong ngày, thường xuyên vượt quá tần suất thường ngày.
  • Cảm giác cần phải đi tiểu ngay mặc dù có thể tiểu rất ít.
  • Tiểu ít, tiểu rắt hoặc thậm chí không tiểu được cho dù có sự kích thích.
  • Có thể kèm theo đau hoặc cảm thấy khó chịu khi tiểu.

Bàng quang đầy là một tín hiệu kích thích cảm giác muốn đi tiểu

Bàng quang đầy là một tín hiệu kích thích cảm giác muốn đi tiểu

3 Vì sao khi vừa đi tiểu xong lại có cảm giác buồn tiểu ở nữ?

Nguyên nhân sinh lý

Một số nguyên nhân về sinh lý có thể gây ra tình trạng vừa đi tiểu xong lại có cảm giác buồn tiểu như:

  • Uống quá nhiều nước hoặc các chất kích thích bàng quang: Một số chất kích thích bàng quang như rượu bia, cà phê, trà, socola, trái cây có tính axit, thức ăn cay có thể khiến bạn có cảm giác muốn đi tiểu. Do vậy, hãy thử hạn chế hoặc cắt bỏ các chất này khỏi khẩu phần ăn cũng như tránh uống một lượng lớn nước cùng lúc để làm giảm tần suất muốn đi tiểu thường xuyên.
  • Áp lực từ việc mặc quần lót bó sát có thể kích thích tiểu thường xuyên: Việc này sẽ gây áp lực lên bàng quang và ảnh hưởng đến tần suất đi tiểu, khiến bạn có cảm giác muốn đi tiểu thường xuyên.
  • Bàng quang nhỏ: Ở những người có cấu trúc bàng quang nhỏ, bàng quang sẽ nhanh chóng bị lấp đầy nên có thể dẫn đến cảm giác buồn tiểu liên tục.
  • Trong giai đoạn mang thai: Ở giai đoạn đầu của thai kỳ, cơ thể có thể tiết ra một loại hormone làm tăng lưu lượng máu đến vùng xương chậu khiến bạn cảm thấy muốn đi tiểu thường xuyên. Bên cạnh đó, thai nhi có thể chèn ép vào bàng quang và tạo áp lực cũng mang lại cảm giác muốn đi tiểu.

Sử dụng trà và cafe thường xuyên có thể gây kích thích bàng quang làm tăng tần suất đi tiểu

Sử dụng trà và cafe thường xuyên có thể gây kích thích bàng quang làm tăng tần suất đi tiểu

Nguyên nhân bệnh lý

  • Nhiễm trùng đường tiểu: Nhiễm trùng đường tiểu có thể xảy ra ở bất cứ đâu trong đường tiết niệu nhưng chủ yếu thường ảnh hưởng đến bàng quang. Đây là một tình trạng khá phổ biến ở phụ nữ, khi đó họ có thể thường xuyên cảm thấy muốn đi tiểu. Theo CDC, nhiễm trùng đường tiểu sẽ có các triệu chứng như cảm giác nóng rát khi tiểu, nước tiểu đục hoặc có máu, hạ nhiệt, chuột rút ở vùng bụng dưới hoặc háng.
  • Bàng quang hoạt động quá mức: Bàng quang tăng hoạt khiến cơ bàng quang co bóp thường xuyên dẫn đến cảm giác muốn đi tiểu ngay cả khi có rất ít nước tiểu trong bàng quang.
  • Ung thư bàng quang hoặc buồng trứng: Nếu xảy ra tình trạng thường xuyên phải đi tiểu nhưng nước tiểu ít thì có thể đây là một dấu hiệu của bệnh ung thư, phải kể đến như ung thư bàng quang hay ung thư buồng trứng.
  • Sa tử cung: Tình trạng sa tử cung sẽ gây áp lực lên bàng quang do đó gây rối loạn đường tiểu như tiểu liên tục, tiểu buốt, vừa tiểu xong lại có cảm giác buồn tiểu.
  • Bệnh tiểu đường: Trạng thái cần đi tiểu thường xuyên là triệu chứng phổ biến của cả bệnh đái tháo đường type 1 và type 2. Khi đó, cơ thể cần phải đi tiểu nhiều hơn để bài tiết glucose do cơ thể không thể sử dụng insulin để phân giải glucose.
  • Vấn đề liên quan đến các cơ sàn chậu: Rối loạn chức năng sàn chậu có thể khiến cơ sàn chậu co thắt, dẫn đến cảm giác muốn đi tiểu. Đặc biệt tình trạng sa cơ quan vùng chậu chỉ xảy ra ở phụ nữ.
  • Viêm bàng quang kẽ: Tình trạng này đặc trưng bởi biểu hiện đau quanh vùng bàng quang và xương chậu, các triệu chứng đi kèm bao gồm nhu cầu đi tiểu đột ngột hoặc/và thường xuyên.
  • Đột quỵ hoặc các bệnh thần kinh khác: Tổn thương các dây thần kinh liên quan đến bàng quang có thể gây ra các vấn đề về chức năng bàng quang, bao gồm cảm giác buồn tiểu thường xuyên và đột ngột.
  • Tăng canxi máu: Nồng độ canxi máu tăng cao có thể dẫn đến các triệu chứng như đi tiểu thường xuyên, đau dạ dày, buồn nôn, ói mửa, táo bón, đau cơ xương, mệt mỏi, trầm cảm và một số vấn đề về tim mạch.

Các bệnh lý về bàng quang là một trong những nguyên nhân gây ra cảm giác thường xuyên buồn tiểu ở nữ

Các bệnh lý về bàng quang là một trong những nguyên nhân gây ra cảm giác thường xuyên buồn tiểu ở nữ

4 Cách điều trị vừa đi tiểu xong lại có cảm giác buồn tiểu ở nữ ngay tại nhà

Thay đổi chế độ ăn uống

Một số loại thực phẩm và đồ uống có thể làm tăng khả năng đi tiểu vào ban đêm, bao gồm:

  • Rượu bia.
  • Cà phê.
  • Trà.
  • Nước ép cam, quýt.
  • Cà chua và các sản phẩm từ cà chua.
  • Chất tạo ngọt nhân tạo.

Ngoài ra, táo bón cũng góp phần làm tăng tần suất đi tiểu thường xuyên do làm tăng áp lực lên bàng quang, vì vậy cần bổ sung chất xơ đầy đủ hàng ngày để giảm nguy cơ táo bón.

Hơn nữa, việc theo dõi lượng chất lỏng nạp vào cơ thể hàng ngày là rất cần thiết do uống nhiều nước cùng lúc tại những thời điểm nhất định có thể là nguyên nhân chính dẫn đến việc đi tiểu thường xuyên.

Bổ sung chất xơ vào chế độ ăn góp phần cải thiện tình trạng muốn đi tiểu thường xuyên

Bổ sung chất xơ vào chế độ ăn góp phần cải thiện tình trạng muốn đi tiểu thường xuyên

Thực hiện các bài tập tốt cho bàng quang

Thực hiện các bài tập tốt cho bàng quang có thể giúp cải thiện tình trạng đi tiểu thường xuyên, bao gồm:

  • Bài tập Kegel: Đây là bài tập có thể thực hiện hàng ngày, đặc biệt khi mang thai, giúp tăng cường cơ xương chậu, niệu đạo và hỗ trợ bàng quang. Để đạt được hiệu quả, hãy thực hiện bài tập Kegel 10-20 lần mỗi hiệp, mỗi ngày 3 lần và duy trì trong ít nhất 4-8 tuần.
  • Liệu pháp phản hồi sinh học: Phương pháp này thường được kết hợp với các bài tập Kegel giúp hiểu rõ hơn về cách mà cơ thể hoạt động từ đó cải thiện được khả năng kiểm soát cơ xương chậu tốt hơn.

Các bài tập tốt cho bàng quang sẽ cải thiện đáng kể tình trạng đi tiểu thường xuyên

Các bài tập tốt cho bàng quang sẽ cải thiện đáng kể tình trạng đi tiểu thường xuyên

Đào tạo lại bàng quang

Đào tạo lại bàng quang giúp luyện tập bàng quang để giữ nước tiểu lâu hơn và tần suất đi tiểu ít hơn bằng cách tăng khoảng thời gian giữa các lần sử dụng phòng tắm trong khoảng 12 tuần.

Luyện tập cho bàng quang giữ nước tiểu lâu hơn sẽ kéo dài khoảng thời gian giữa các lần đi tiểu

Luyện tập cho bàng quang giữ nước tiểu lâu hơn sẽ kéo dài khoảng thời gian giữa các lần đi tiểu

Châm cứu

Dựa vào các kinh nghiệm từ cổ xưa, châm cứu thường được sử dụng để điều trị các tình trạng tiết niệu như bàng quang tăng hoạt và tiểu không tự chủ. Dù vậy, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ y học cổ truyền trước khi quyết định sử dụng phương pháp này.

Châm cứu là phương pháp điều trị tình trạng bàng quang tăng hoạt và tiểu không tự chủ theo kinh nghiệm xưa

Châm cứu là phương pháp điều trị tình trạng bàng quang tăng hoạt và tiểu không tự chủ theo kinh nghiệm xưa

5 Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Nếu tình trạng buồn tiểu ngay sau khi vừa đi tiểu vẫn tiếp diễn thường xuyên gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày bạn cần liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và giải quyết tình trạng này.

Ngoài ra, cần chú ý theo dõi các triệu chứng đi kèm với tình trạng này để điều trị kịp thời, bao gồm:

  • Đau hoặc khó chịu khi tiểu.
  • Xuất hiện máu trong nước tiểu.
  • Mất kiểm soát bàng quang hoặc tiểu không tự chủ.
  • Tăng tần suất suất đi tiểu khẩn cấp.
  • Đau bụng dưới.
  • Các cơn khát tăng dần.
  • Sốt.
  • Buồn nôn, nôn.
  • Tiết dịch âm đạo.

Chú ý các triệu chứng đi kèm như đau bụng dưới, buồn nôn hay máu trong nước tiểu để được điều trị kịp thời

Chú ý các triệu chứng đi kèm như đau bụng dưới, buồn nôn hay máu trong nước tiểu để được điều trị kịp thời

Xem thêm:

  • Đi tiểu nhiều lần cảnh báo bệnh gì? Cách nhận biết và điều trị
  • Nhịn tiểu lâu có hại như thế nào? Cảnh báo 7 tác hại của việc nhịn tiểu

Trên đây là những giải đáp liên quan đến câu hỏi “tại sao vừa đi tiểu xong lại có cảm giác buồn tiểu ở nữ” cùng những thông tin thiết thực xoay quanh vấn đề này. Nếu thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ đến bạn bè và người thân cùng đọc nhé!

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/ 

Mã số chuẩn quốc tế (ISSN): e-ISSN 3093-3269

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected] 

Thông tin toà soạn | Ngân hàng- Tài chính I Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính