Càng giàu càng làm việc
Mark Zuckerberg, nhà sáng lập mạng xã hội Facebook sở hữu đến 70 tỉ đô la đã phát biểu tại kỳ họp đối thoại trực tiếp với các nhân viên của công ty mình vào đầu tháng Mười, rằng: "Có nhiều người dù làm ra rất nhiều của cải, nhiều tiền và không thiếu thứ gì nhưng vẫn không bao giờ ngừng làm việc. Dù họ đang ở trên đỉnh vinh quang, điều đó vẫn chưa bao giờ là đủ cả".
Các nghiên cứu trong những năm qua đã chỉ ra rằng những người giàu có, không giống như những người già nhàn rỗi, có xu hướng làm việc nhiều giờ hơn và dành ít thời gian hòa nhập xã hội.
Tim Cook - giám đốc điều hành tập đoàn Apple luôn thức dậy lúc 3 giờ 45 phút sáng để xử lý công việc trong ngày trước khi đến công ty làm việc với các đối tác.
Elon Musk - tỷ phú của tập đoàn tập đoàn Công nghệ Khai phá Không gian SpaceX và tập đoàn Telsa chuyên sản xuất và phân phối ô tô điện và các linh kiện cho các phương tiện chạy bằng điện, sở hữu khoảng 23 tỉ đô la, sau một thời gian làm việc như “điên” của mình, từ 120 giờ mỗi tuần còn mức 80 hoặc 90 giờ mà thôi.
Mặt khác, những người giàu có, những người nổi tiếng không dừng lại ở một công việc nhất định. Họ luôn đa dạng hóa khả năng của mình. Ví như Lady Gaga kiếm được 1 triệu đô la trong mỗi buổi biểu diễn tại công viên MGM ở Las Vegas, hát đủ thể loại từ nhạc pop đến nhạc phim nhưng cô nàng vẫn tiết lộ rằng mình hợp tác với Amazon về dự án kinh doanh mỹ phẩm.
Tỷ phú có nghỉ hưu hay không?
Doanh nhân 43 tuổi Antonio García Martíne, chủ một công ty khởi nghiệp đã được Twitter mua lại và làm quản lý sản phẩm cho Facebook nói rằng “Không bao giờ có điểm kết thúc. Những người đạt đến số tiền đáng mơ ước vẫn nhưng không ngừng làm việc. Họ không bao giờ nghĩ sẽ nghỉ hưu sớm cả".
Mọi người thắc mắc là những người có tiền, giàu có tại sao không làm điều mình thích hoặc làm từ thiện? Nhưng đối với nhiều người, đơn giản là vì họ không thể nghỉ việc. Họ thích thế và họ làm việc hăng say.
Theo ông Margaret O'Mara, giáo sư lịch sử tại trường Đại học Washington, người đã đóng góp ý kiến sáng lập tờ New York Times: “Chúng ta là một quốc gia đã được thành lập dựa trên sự lật đổ các vị vua thống trị và những người giàu có nhàn rỗi. Vì vậy, sự cạnh tranh bị cuốn sâu vào quan niệm chính thống của người Mỹ." Đó là lý do vì sao ta thường thấy người Mỹ dù là tỉ phú vẫn ganh đua nhau làm việc và kiếm tiền.
Như Maria Bartiromo – biên tập viên tờ Fox Bussiness nói: "Nếu bạn muốn chiến thắng, bạn cần lăn xả. Bởi vì kẻ chiến thắng là người có thể kiếm được nhiều tiền hơn cả và họ thậm chí có thể nhấn bàn đạp một cách điên cuồng, nó giống như những con chuột trong lồng bị kiệt sức."
Những người giàu có cho rằng nếu họ không làm việc thì cũng chỉ giống như tồn tại mà thôi.
Có phải hạnh phúc tỷ lệ thuận với số tiền?
Một cuộc khảo sát gần đây của Harvard với 4.000 triệu phú cho thấy so với những người sở hữu 1 triệu đô la, những người sở hữu từ 8 triệu đô hiếm khi hạnh phúc hơn.
Theo một nghiên cứu được công bố rộng rãi năm 2006, những người giàu có cho biết họ dành nhiều thời gian hơn để làm những việc họ bắt buộc phải làm.
Ông Robert Frank - biên tập viên giàu có của CNBC và là tác giả của cuốn sách xuất bản năm 2007 "Rich Richistan: Hành trình thông qua sự bùng nổ giàu có của người Mỹ và cuộc sống của người giàu mới nổi”, người đã phỏng vấn nhiều nhà cầm quyền, đã cho rằng “Đối với hầu hết mọi người, đủ nghĩa là đủ. Nhưng có một nhóm người khác, dù trong tay có nhiều tài sản, họ vẫn phải tiếp tục làm việc. Tôi gọi họ là người ghi bàn. Vì sự cạnh tranh đã thúc đẩy họ.”
Larry Ellison, tỷ phú đồng sáng lập của Oracle - một hãng phần mềm nổi tiếng luôn cảm thấy cạnh tranh với Bill Gates và Paul Allen của Microsoft. Vì vậy, khi Paul Allen chế tạo chiếc thuyền dài khoảng 121,92 m, Larry Ellison đã quyết định chế tạo một chiếc thuyền 137,16 m. Larry Ellison sẽ không bao giờ hạnh phúc cho đến khi anh ấy là số một.
Edward Wolff - giáo sư kinh tế tại Đại học New York, người nghiên cứu về sự giàu có và chênh lệch giàu nghèo nói rằng đối với những người giàu có, đáp ứng đủ nhu cầu vật chất không phải là vấn đề.
Khi giàu có hơn, họ cho phép mình đóng góp từ thiện đáng kể cho các tổ chức như bảo tàng và phòng hòa nhạc, nên tên của họ có thể được lấy để đặt cho tòa nhà hoặc điều gì đó tương tự.
Tiền giống như rượu, có thể gây nghiện
Steven Berglas, một nhà tâm lý học, huấn luyện viên điều hành và là một tác giả cho hay người giàu cần nhiều tiền hơn chỉ để cảm thấy họ ở trên đỉnh vinh quang.
Nếu bạn là một kẻ nghiện rượu, thì sẽ chỉ cần uống một ly, hai ly, năm ly, sáu ly để cảm nhận sự phấn khích. Còn khi bạn kiếm được 1 triệu đô la, bạn lại cần 10 triệu để cảm thấy mình như một vị vua. Thế đấy, tiền là một chất gây nghiện.
Việc "gây nghiện" trở nên khó khăn hơn trong một nền kinh tế khó khăn. Đối với những người siêu giàu muốn mua các môn thể thao chuyên nghiệp theo cách của mình thì còn đủ chỗ hoặc không xứng tầm. Bạn cần có một đội ngũ vì chúng rất đắt đỏ.
Ví dụ, đội bóng rổ Golden State Warriors, được bán vào năm 2010 cho một N.B.A. với số tiền 450 triệu đô la cho một nhóm sở hữu đứng đầu là Joe Lacob, một nhà đầu tư mạo hiểm ở Thung lũng Silicon. Đội ngũ hiện được định giá là 3,5 tỷ đô la.
Điều này có vẻ vẫn chưa đủ, bạn cần phải xây dựng đấu trường lớn và hào nhoáng nhất. Gần đây, các chủ sở hữu Warriors đã hoàn thiện một đấu trường bờ sông mới trông lấp lánh ở San Francisco có tên là Trung tâm Chase. Họ tự tài trợ cho dự án này với giá 1,4 tỷ đô la.
Không bị bỏ lại phía sau, Steve Ballmer - cựu giám đốc Microsoft và là chủ sở hữu của đối thủ Los Angeles Clippers, đang tìm cách xây dựng một mái vòm thú vị trị giá 1 tỷ đô la của riêng mình tại Inglewood, California.
Ngay cả khi ở đỉnh cao của sự nghiệp, những nghệ sĩ giải trí như Mark Wahlberg và Lady Gaga cũng thấy mình bỗng nhiên ở cùng một thế giới với các tỷ phú và nhà tài chính sở hữu máy bay riêng và có thuyền riêng - ông Frank nói.
Không giống như Jeff Bezos - ông chủ của Amazon sở hữu khối tài sản 110 tỉ đô la sẽ đấu giá chiếc máy bay phản lực trị giá 65 triệu đô của mình nếu anh ta đầu tư thua lỗ về những máy bay không người lái trên Amazon.
Sự cô đơn của tỷ phú
Byram Karasu – vị giáo sư tâm thần học đã nghỉ hưu ở trường Đại học Y khoa Albert Eistein ở Bronx cho rằng sau tất cả những vật chất mà họ có được, sự cô độc thường đi kèm với sự giàu có kếch xù có thể mang lại sự thôi thúc về mặt cảm xúc, để tiếp tục kiếm tiền.
Ông còn vì những doanh nghiệp và các nhà tài chính Apex là những người “cuồng công việc”.
Tiến sĩ Berglas, một thành viên lâu năm của khoa tâm lý học trường Đại học Y khoa Harvard nói rằng ông cảm thấy bị cô lập so với mọi người và khi ngôi nhà của bạn to gấp 3 lần nhà của người khác, những nhà hàng xóm nhìn vào và ghen tị. Lúc đó, bạn cảm thấy không bình đẳng với mọi người.
Cơ hội là vô hạn nhưng sự cô lập là vô cùng. Họ đã có rất nhiều của cải, nhưng có bao giờ họ nghĩ sẽ ngừng làm việc không?
Chắc hẳn là sẽ khó có câu trả lời bởi họ vẫn đang tiếp tục làm ra tiền và hưởng thụ.
(Theo Nytimes)
Minh TrầnBạn đang xem bài viết Tại sao các tỉ phú vẫn làm việc 'điên cuồng' dù đã có quá nhiều tiền? tại chuyên mục Xã hội của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].