Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và vật trung gian truyền bệnh là muỗi vằn. Hãy cùng Nhà thuốc An Khang tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng bệnh sốt xuất huyết nhé!
[dropcap]1[/dropcap]Bệnh sốt xuất huyết là gì?
Sốt xuất huyết là bệnh sốt cấp tính do virus Dengue gây ra, lây truyền chủ yếu qua muỗi Aedes (Ae. Aegypti hoặc Ae. Albopictus), chúng ta vẫn thường gọi là muỗi vằn.
Bệnh sốt xuất huyết do một trong bốn loại virus Dengue 1, 2, 3 hoặc 4 gây ra, chúng tồn tại ở 4 dạng tuýp huyết thanh là DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4. Khi bạn nhiễm một loại virus sẽ cho miễn dịch cả đời với loại virus đó, nhưng chỉ có miễn dịch ngắn hạn đối với loại virus Dengue khác. Đây là lý do vì sao, một người có thể bị nhiễm virus Dengue bốn lần trong đời. Vì vậy, cho dù bạn đã từng bị sốt xuất huyết vẫn cần phải cảnh giác đối với loại virus này.
Trên thế giới hơn một nửa dân số (khoảng 4 tỷ người) đang sống trong khu vực có nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết. Theo CDC, thì mỗi năm có 400 triệu người mắc bệnh, khoảng 100 triệu người bị bệnh do nhiễm trùng và 40 ngàn người chết vì sốt xuất huyết nặng.
Sốt xuất huyết là bệnh sốt cấp tính lây truyền chủ yếu do muỗi Aedes
Muỗi Aedes truyền bệnh sốt xuất huyết như thế nào?
Muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) là tác nhân truyền bệnh chủ yếu ở hầu hết các khu vực bệnh. Chúng hoạt động vào ban ngày và chỉ có muỗi cái mới đốt người để truyền bệnh. Sự lây truyền giữa người với người xảy ra do muỗi và virus xâm nhập vào vật chủ qua vết muỗi đốt bị nhiễm bệnh.
Khi muỗi vằn cái hút máu bệnh nhân nhiễm virus Dengue, virus này sẽ ủ bệnh trong cơ thể muỗi khoảng 8 đến 11 ngày. Trong khoảng thời gian này, muỗi có nguy cơ truyền bệnh cho người.
Khi virus vào cơ thể người, chúng tồn tại trong máu từ 2 đến 7 ngày. Trong giai đoạn gian này, nếu muỗi Aedes chưa nhiễm virus hút máu người thì virus được truyền cho muỗi. Đó là cách mà muỗi Aedes lây truyền virus Dengue cho người.
[dropcap]2[/dropcap]Dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết
Thời kỳ ủ bệnh, tức là thời gian từ khi nhiễm bệnh đến khi phát bệnh từ 3 đến 14 ngày, trung bình là 4-7 ngày.
Khi bị nhiễm sốt xuất huyết bạn có thể gặp các triệu chứng nhẹ hoặc nặng.
Triệu chứng nhẹ
Các triệu chứng nhẹ phổ biến bao gồm:
- Sốt cao.
- Phát ban trên cơ thể xuất hiện sau 3 - 7 ngày kể từ ngày sốt.
- Đau nhức cơ và khớp.
- Nhức đầu dữ dội.
- Đau sau mắt.
- Nôn và buồn nôn.
Các triệu chứng trên thường kéo dài từ 2 đến 7 ngày, hầu hết sẽ được phục hồi sau khoảng một tuần.
Phát ban là một trong những triệu chứng phổ biến của sốt xuất huyết
Triệu chứng nặng
Các triệu chứng nặng của sốt xuất huyết có thể đe dọa tính mạng trong vài giờ và phải được theo dõi điều trị tại bệnh viện.
Khoảng 1 trong 20 người bị bệnh sốt xuất huyết sẽ phát triển thành sốt xuất huyết nặng. Sốt xuất huyết nặng có thể gây sốc, chảy máu trong và thậm chí tử vong.
Nếu bạn đã từng bị sốt xuất huyết trước đây, bạn có nhiều khả năng bị sốt xuất huyết nặng. Trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết nặng cao hơn.
Các dấu hiệu cảnh báo thường bắt đầu trong 24 - 48 giờ sau khi hết sốt. Giai đoạn quan trọng này được đặc trưng bởi mạch yếu, giảm áp lực mạch, nhịp tim nhanh, thiểu niệu và hạ huyết áp. Bệnh nhân cũng có thể bị đau bụng và có thể có biểu hiện dễ bị bầm tím, hoặc chảy máu từ chỗ chọc dò.
[dropcap]3[/dropcap]Nguyên nhân gây ra sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết do một trong bốn loại virus xuất huyết gây ra. Bệnh sốt xuất huyết lây qua đường muỗi đốt chứ không lây lan giữa con người với con người.
Khi một con muỗi đốt một người bị nhiễm virus sốt xuất huyết, virus sẽ xâm nhập vào cơ thể muỗi. Sau đó, khi muỗi bị nhiễm bệnh đốt người khác, virus sẽ xâm nhập vào máu của người đó và gây nhiễm trùng.
Nguyên nhân gây ra sốt xuất huyết
[dropcap]4[/dropcap]Biến chứng nguy hiểm
Sốt xuất huyết nặng có thể gây chảy máu trong và tổn thương nội tạng. Huyết áp có thể giảm xuống mức nguy hiểm và gây sốc. Trong một số trường hợp sốt xuất huyết nặng có thể dẫn đến tử vong.
Phụ nữ bị sốt xuất huyết khi mang thai có thể lây siêu vi khuẩn này sang em bé trong khi sinh. Phụ nữ mang thai mắc bệnh sốt xuất huyết có nguy cơ sinh non, trẻ em sinh ra nhẹ cân.[nguon title="Dengue fever" link="https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/dengue-fever/symptoms-causes/syc-20353078"][/nguon]
[dropcap]5[/dropcap]Cách chẩn đoán bệnh
- Phương pháp phân lập virus
Virus có thể được phân lập từ máu trong vài ngày đầu tiên khi nhiễm bệnh. Tuy nhiên, thử nghiệm này cấn có thiết bị chuyên dụng và nhân viên có kinh nghiệm.
Do đó, virus cũng được phát hiện bằng cách kiểm tra protein do virus tạo ra, được gọi là NS1. Chỉ mất khoảng 20 phút để xác định kết quả.
- Phương pháp huyết thanh học
Xét nghiệm hấp thụ miễn dịch liên kết với enzyme (ELISA), với việc phát hiện các kháng thể chống sốt xuất huyết thì có thể xác nhận sự hiện diện của một bệnh nhiễm trùng gần đây hoặc trong quá khứ.
Kháng thể IgM có thể phát hiện được trong khoảng 1 tuần đến 3 tháng sau khi nhiễm bệnh. Sự hiện diện của IgM là dấu hiệu của nhiễm trùng gần đây.
Nồng độ kháng thể IgG mất nhiều thời gian hơn để phát triển và tồn tại trong cơ thể trong nhiều năm. Sự hiện diện của IgG là dấu hiệu của một nhiễm trùng trong quá khứ.[nguon title="Dengue and severe dengue" link="https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/dengue-and-severe-dengue"][/nguon]
[dropcap]6[/dropcap]Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Sốt xuất huyết nặng là một trường hợp cấp cứu y tế đe dọa tính mạng. Nếu gần đây bạn đã đến khu vực có dịch sốt xuất huyết và có dấu hiệu sốt thì hãy đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám.
- Đau bụng, đau nhức cơ thể tăng lên nhiều
- Nôn (ít nhất 3 lần trong 24 giờ)
- Chảy máu mũi hoặc nướu
- Nôn ra máu hoặc có máu trong phân
- Cảm thấy mệt mỏi, bồn chồn hoặc cáu kỉnh[nguon title="Dengue fever" link="https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/dengue-fever/symptoms-causes/syc-20353078"][/nguon]
Các dấu hiệu cấn gặp bác sĩ
Nơi khám chữa bệnh
Nếu gặp phải các triệu chứng nêu trên, bạn có thể đến trạm y tế hoặc bệnh viện gần nhất để kịp thời theo dõi và điều trị bệnh.
Tham khảo thêm một số các bệnh viện lớn, uy tín dưới đây.
- TP. Hồ Chí Minh: Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Bệnh viện Đại học Y Dược, Bệnh viện Nhân Dân 115.
- Hà Nội: Bệnh viện Quân Y 108, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội.
Nơi khám chữa bệnh
[dropcap]7[/dropcap] Cách điều trị sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là bệnh do virus gây ra, chưa có thuốc đặc trị. Hiện tại, bệnh này được điều trị triệu chứng nhằm kiểm soát tình trạng bệnh.
Với tình trạng nhẹ, sốt xuất huyết được điều trị bao gồm:
Ngăn sự mất nước: Sốt cao và nôn khiến cơ thể mất nước, vì vậy bạn cần uống nhiều nước, có thể dùng chất điện giải như oresol,…
Sử dụng thuốc giảm đau Paracetamol (Acetaminophen): đây là thuốc hạ sốt và giảm đau nhưng bạn cần dùng theo hướng dẫn của chuyên gia y tế. Lưu ý là không dùng aspirin hoặc thuốc chống viêm không steroid (NSAID) ví dụ như ibuprofen, vì chúng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.
[Product_Promotion listid="" categoryid="10244" manufactureid="" propertyid="" title="Xem thêm các sản phẩm giảm đau, hạ sốt"]
Nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt.
Với tình trạng nặng bạn cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được theo dõi và điều trị kịp thời.
[dropcap]8[/dropcap] Cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết
Cách phòng bệnh tốt nhất là diệt muỗi, lăng quăng, bọ gậy và phòng chống muỗi đốt.
Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng, bọ gậy bằng cách
- Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
- Thả cá hoặc mê zô vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại...) để diệt lăng quăng, bọ gậy.
- Thay rửa các dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ (lu, khạp…) hàng tuần.
- Thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, mảnh ly vỡ, ống bơ, vỏ dừa, lốp xe cũ, hốc tre, bẹ lá..., dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến.
- Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn (tủ) đựng chén bát, thay nước bình hoa.
Phòng chống muỗi đốt
- Mặc quần áo dài tay.
- Ngủ trong màn (mùng) kể cả ban ngày.
- Dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi...
- Dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi.
- Cho người bị sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt để tránh lây lan bệnh cho người khác.
- Tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.
Cách phòng sốt xuất huyết tốt nhất là diệt muỗi, bọ gậy, lăng quăng
[info]Xem thêm
- Các giai đoạn sốt xuất huyết và cách xử lý an toàn, hiệu quả
- 6 dấu hiệu khi nào thì biết đã khỏi sốt xuất huyết
- Cách phân biệt sốt xuất huyết với sốt thông thường[/info]
Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về sốt xuất huyết cũng như những thông tin về căn bệnh này để bạn có thể bảo vệ bản thân và gia đình tránh khỏi căn bệnh nguy hiểm này. Nếu quý đọc giả cảm thấy hay và bổ ích thì hãy chia sẽ đến người thân và gia đình của mình nhé!
Nguồn: Mayoclinic, Who, CDC
Bạn đang xem bài viết Sốt xuất huyết là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị tại chuyên mục Khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].