Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Sốt xuất huyết có lây không? Các con đường lây truyền sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm phổ biến có thể gây ra biến chứng nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Hãy cùng tìm hiểu các con đường lây truyền của bệnh sốt xuất huyết qua bài viết dưới đây nhé.

Sốt xuất huyết là gì?

Sốt xuất huyết là một bệnh nhiễm trùng cấp tính do virus Dengue gây ra, lây truyền từ muỗi vằn (Aedes Aegypti hoặc Aedes Albopictus) sang người. Bệnh này phổ biến ở vùng khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới như Trung và Nam Mỹ, Châu Phi, một số vùng Châu Á, quần đảo Thái Bình Dương.

Xem chi tiết: Sốt xuất huyết ở người lớn: Triệu chứng và cách điều trị

1 Sốt xuất huyết có lây không?

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do virus Dengue gây ra. Bệnh lây truyền chủ yếu qua trung gian muỗi vằn. Chúng hút máu người bệnh rồi mang mầm bệnh truyền sang người lành qua vết đốt, bệnh sốt xuất huyết thường bùng phát mạnh vào mùa mưa (từ tháng 7 đến tháng 11). Rất hiếm trường hợp sốt xuất huyết lây trực tiếp từ người sang người.

Khi muỗi Aedes hút máu người mắc bệnh sốt xuất huyết, virus Dengue có trong máu người bệnh sẽ tồn tại trong tuyến nước bọt của muỗi. Lúc này, muỗi mang mầm bệnh và có thể truyền virus cho người khỏe mạnh sau khoảng 1 tuần thông qua những vết đốt.

Do đó, phòng ngừa và kiểm soát muỗi là yếu tố quan trọng trong việc ngăn chặn sự lây lan của sốt xuất huyết.

Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm qua vật trung gian là muỗi Aedes Aegypti

Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm qua vật trung gian là muỗi Aedes Aegypti

2 Các con đường lây truyền bệnh sốt xuất huyết

Lây bệnh do bị muỗi vằn đốt

Muỗi vằn là trung gian lây truyền chính của virus Dengue gây bệnh sốt xuất huyết. Chúng có màu đen, thân và chân xuất hiện những đốm trắng, hoạt động mạnh vào sáng sớm và buổi tối trước khi chạng vạng. Đây là loài muỗi ở những nơi bùn lầy nước đọng quanh nhà hoặc những nơi tối tăm, ẩm thấp trong nhà. Muỗi cái sẽ hút máu người bệnh, sau đó mang virus Dengue và truyền sang cho người khác.

Virus sốt xuất huyết chủ yếu lây truyền sang người thông qua vết cắn của muỗi Aedes aegypti

Virus sốt xuất huyết chủ yếu lây truyền sang người thông qua vết cắn của muỗi Aedes aegypti

Các đường lây truyền ít gặp

Ngoài ra, sốt xuất huyết còn có thể lây truyền qua các con đường hiếm gặp như:

  • Lây truyền do phơi nhiễm tại bệnh viện: Tác nhân gây bệnh là virus Dengue có thể bị lây truyền qua các chế phẩm máu bị nhiễm bệnh, truyền máu, ghép tạng, tổn thương do kim tiêm hoặc tổn thương niêm mạc. 
  • Lây truyền từ mẹ sang con: Hiện nay, bằng chứng virus sốt xuất huyết có thể lây truyền từ máu mẹ sang con qua rau thai vẫn còn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, trong thời kỳ mang thai nếu sản phụ bị sốt xuất huyết thì có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm.

Tuy hiếm gặp nhưng sốt xuất huyết còn có thể lây truyền từ mẹ sang con

Tuy hiếm gặp nhưng sốt xuất huyết còn có thể lây truyền từ mẹ sang con

3 Đặc điểm nhận dạng muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết?

Muỗi Aedes trưởng thành được phân biệt với các loại muỗi khác bởi thân hình hẹp và thường có màu đen, các hoa văn dải trắng đen trên bụng, ngực và chân nên được gọi là muỗi vằn. Ngoài ra, muỗi cái được phân biệt thêm bởi hình dạng của bụng thường nhọn ở phần đỉnh, các xúc tu trên hàm ngắn hơn vòi. 

Muỗi Aedes đặc trưng bởi hành động giữ cơ thể thấp và song song với mặt đất với vòi hướng xuống dưới khi hạ cánh. Chúng thường cư trú trong những góc tối, quần áo,... chủ yếu hoạt động vào ban ngày, mạnh nhất là vào lúc sáng sớm và buổi tối trước khi chạng vạng.

Khi muỗi Aedes đã nhiễm virus có thể truyền bệnh suốt đời và truyền cho nhiều người. Đặc biệt, trứng của muỗi vằn có thể chịu được khô hạn và duy trì khả năng sống trong nhiều tháng, giúp chúng sống sót qua mùa đông lạnh giá và các điều kiện khí hậu bất lợi khác. Vì thế, hàng năm đều có người bệnh bị lây sốt xuất huyết.

Muỗi Aedes có thân hình hẹp và màu đen, các hoa văn dải trắng đen trên bụng, ngực và chân

Muỗi Aedes có thân hình hẹp và màu đen, các hoa văn dải trắng đen trên bụng, ngực và chân

4 Có thể bị lây sốt xuất huyết bao nhiêu lần trong đời?

Khi bị sốt xuất huyết, cơ thể thường sẽ tạo kháng thể miễn dịch với chủng virus đầu tiên mắc phải và không tái lại nữa. Tuy nhiên, trên thế giới có đến 4 tuýp virus Dengue gây bệnh cho người, được đặt tên là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. 

Do đó, mỗi người có thể sẽ mắc sốt xuất huyết đến 4 lần trong đời, thậm chí lần sau còn nặng hơn lần trước bởi lúc này, trong cơ thể tồn tại 2 kháng thể của 2 tuýp virus khác nhau làm bệnh trầm trọng hơn, thậm chí có thể làm tăng xuất huyết thành mạch, tăng cô đặc máu, trụy mạch,...

Mỗi người có thể sẽ mắc sốt xuất huyết đến 4 lần trong đời

Mỗi người có thể sẽ mắc sốt xuất huyết đến 4 lần trong đời

5 Cách phòng ngừa sốt xuất huyết

Các biện pháp phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết gồm:

Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng, bọ gậy.

  • Vệ sinh sạch sẽ môi trường xung quanh.
  • Loại bỏ những khu vực nước đọng như xô, thùng, chậu, lốp xe cũ,... và lấp đầy những chỗ trũng nơi nước có thể đọng lại.
  • Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
  • Thay, rửa, lật úp các dụng cụ chứa nước không dùng hàng tuần.
  • Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn (tủ) đựng chén bát, thay nước bình hoa.

Phòng chống muỗi đốt.

  • Mặc quần áo dài tay.
  • Sử dụng màn chống muỗi vào cả ban ngày và ban đêm khi ngủ.
  • Có thể sử dụng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi,... các thành phần khác được biết là có tác dụng xua đuổi muỗi Aedes.
  • Cho người bị sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt để hạn chế lây lan bệnh cho người khác.
  • Phối hợp với chính quyền địa phương và ngành y tế tuyên truyền và phòng, chống dịch.

Tiêm vắc xin sốt xuất huyết

Tiêm vắc-xin sốt xuất huyết là một cách khác để phòng ngừa sốt xuất huyết. Vắc xin sốt xuất huyết có khả năng phòng ngừa đầy đủ 4 tuýp huyết thanh sốt xuất huyết gây bệnh, bao gồm DEN-1, DEN-2, DEN-3 VÀ DEN-4, với hiệu quả phòng bệnh cao trên 80% và ngăn ngừa đến 90% nguy cơ bệnh tình trở nặng, phải nhập viện điều trị.

Một trong những biện pháp phòng ngừa sốt xuất huyết là loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng, bọ gậy

Một trong những biện pháp phòng ngừa sốt xuất huyết là loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng, bọ gậy

Xem thêm:

  • Sốt xuất huyết làm gì cho nhanh khỏi? Các lưu ý cần tránh
  • 3 giai đoạn sốt xuất huyết, giai đoạn nào nguy hiểm nhất?

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin về các con đường lây nhiễm của bệnh sốt xuất huyết và cách phòng ngừa. Hãy chia sẻ bài viết này đến mọi người nếu bạn thấy hữu ích nhé!

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính