Sở Y tế TP.HCM mới có công văn khẩn gửi đến các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố để hướng dẫn về công tác phòng, chống dịch trong giai đoạn hiện nay.
Tập trung chăm sóc, điều trị F0 diễn biến nặng
Theo ngành y tế TP.HCM, hiện nay số lượng ca F0 vẫn còn tăng cao, chủ yếu trong các khu vực phong tỏa và bệnh nhân có triệu chứng đi khám và điều trị tại các cơ sở y tế. Để tăng hiệu quả điều trị, giảm tỷ lệ tử vong, TP.HCM cần phải tập trung vào công tác chăm sóc và điều trị các trường hợp F0, đặc biệt là những ca bệnh có triệu chứng, diễn biến nặng, có yếu tố nguy cơ tỷ lệ tử vong cao như người trên 65 tuổi, người có bệnh lý nền.
Trong 2 tuần tới, TP.HCM dự kiến tăng thêm 100 xe cấp cứu 115 với đủ ê kip cấp cứu và trang thiết bị y tế. Hệ thống cấp cứu 115 sẽ được triển khai đến từng cơ sở chăm sóc và theo dõi sức khoẻ các trường họp F0 tại địa bàn quận, huyện, các khu dân cư nhằm kịp thời vận chuyển những bệnh nhân có dấu hiệu chuyến nặng đến các bệnh viện, can thiệp điêu trị sớm nhằm làm giảm tỷ lệ bệnh nhân chuyển nặng và tỷ lệ tử vong.
Bên cạnh đó, Thành phố cũng sẽ tăng cường đội xe taxi với 200 xe, chuyến đối thành xe vận chuyến bệnh nhân, có nhân viên y tế đi kèm và các trang thiết bị hồi sức cơ bản như bình oxy, mask thở, máy đo Sp02, kit xét nghiệm nhanh... để hỗ trợ cho đội xe cấp cứu vận chuyển bệnh nhân kịp thời lên tuyến trên.
TP.HCM cũng sẽ điều phối, sắp xếp lại nguồn nhân lực y tế (thành phố và trung ương) đế phân bố trên các lĩnh vực dự phòng và điều trị một cách hợp lý nhằm đảm bảo vận hành hiệu quả nguồn nhân lực y tế. Tập trung nguồn nhân lực cho lĩnh vực điều trị đế giảm tỷ lệ tử vong.
Các nhân viên y tế và các sinh viên y khoa các năm cuối (Y5, Y6 ...) đang tham gia vào công tác lấy mẫu, hỗ trợ tiêm vắc xin sẽ được điều chuyến về tăng cường tham gia công tác theo dõi sức khỏe và điều trị F0 ở khu cách ly và đội taxi cấp cứu 115. Công tác lấy mẫu, hỗ trợ tiêm vắc xin chuyển cho Đoàn thanh niên, các sinh viên tình nguyện của các trường chuyên ngành khác phối với đơn vị y tế thực hiện.
Xét nghiệm có trọng tâm, trọng điểm
Về công tác lấy mẫu xét nghiệm, Thành phố sẽ thực hiện xét nghiệm có trọng tâm, trọng điểm, đảm bảo hiệu quả. Phạm vi phong tỏa ở một quy mô phù hợp với năng lực quản lý của địa phương (đảm bảo thực hiện nghiêm vùng phong tỏa, cung cấp thực phẩm và nhu cầu thiết yếu cho người dân tại nơi lưu trú), số lượng và tần suất xét nghiệm phù họp với năng lực lấy mẫu và công suất xét nghiệm.
Đối với các trường hợp xét nghiệm kháng nguyên nhanh dương tính, có triệu chứng, thuộc nhóm nguy cơ cao, nhanh chóng thực hiện xét nghiệm RT-PCR mẫu đơn và chuyển đến khu cách ly tập trung F0 của quận, huyện (bố trí riêng một khu vực trong khi chờ kết quả xét nghiệm RT-PCR), đặc biệt lưu ý theo dõi kỹ để xử lý kịp thời những trường hợp chuyển nặng như người trên 65 tuổi, người có bệnh lý nền.
Đối với các trường hợp xét nghiệm kháng nguyên nhanh dương tính, không có triệu chứng, không thuộc nhóm nguy cơ cao, tạm thời theo dõi, chăm sóc kỹ tại nhà trong khi chờ xét nghiệm RT-PCR.
Các Trung tâm y tế quận, huyện điều tiết số lượng các ca F0 này để tránh quá tải các khu cách ly tập trung F0 ở quận, huyện, đảm bảo hiệu quả điều trị ở các tuyến. Trung tâm y tế phối hợp chặt chẽ với đội vận chuyển cấp cứu 115 để vận chuyến kịp thời, nhanh chóng những trường hợp có triệu chứng, diễn tiến nặng lên tuyến trên.
An AnBạn đang xem bài viết Số lượng ca nhiễm tăng cao, TP HCM tập trung chăm sóc và điều trị F0 nặng, có bệnh nền tại chuyên mục Tin y tế của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].