Trong video của UNICEF đăng tải, ca sĩ Vương Nguyên (TFBOYS), trong tư cách Đại sứ giáo dục thanh niên UNICEF Trung Quốc, nói về vấn đề bạo lực mạng:
“Bởi vì hiện tại internet ngày càng phát triển, cho nên bạo lực mạng ngày càng phổ biến hơn.
Mọi người thường cho rằng tôi mắng bạn một câu cũng không có gì đáng kể.
Nhưng mọi người có nghĩ tới nếu 1.000, 10.000 người mỗi người mắng chửi 1 câu sẽ gây ra tổn thương rất lớn.
Nó giống như một nhát dao vô hình đâm vào tim người khác.
Hy vọng mọi người hãy suy nghĩ kỹ trước khi nói một điều gì đó, rằng khi mình nói hoặc gõ ra những lời đó sẽ gây ra hậu quả gì cho đối phương.
Họ vì lời nói của mình mà bị tổn thương đến mức thay đổi cả cả đời họ hay không.
Cuối cùng vẫn hy vọng mọi người chấm dứt bạo lực mạng. Hãy nghĩ về hậu quả mang lại sau đó.”
Video này được UNICEF tung ra sau cái chết củaSulli, cựu thành viên nhóm F(x) ngày 14/10 vừa qua. Nguyên nhân cái chết ban đầu được cho là tự tử vì trầm cảm.
Sulli là một ví dụ điển hình của nạn nhân bạo lực mạng. Nữ diễn viên thường xuyên nhận được nhiều bình luận tiêu cực của các "anh hùng bàn phím" trên mạng xã hội như "bệnh hoạn", "thác loạn", "ngu xuẩn", "vô học"…
Trong nhiều chương trình truyền hình thực tế, Sulli từng đưa ra lời cầu cứu:
"Tại sao tôi lại bị mắng chửi như vậy? Tôi cảm thấy có rất nhiều người mang thành kiến nặng nề với duy nhất một mình tôi.
Xin hãy hiểu tôi hơn một chút. Bạn bè khán giả xin hãy yêu quý tôi thêm một chút, các phóng viên xin hãy yêu thương tôi một chút".
Tuy nhiên, lời kêu cứu của Sulli cũng chỉ như "muối bỏ biển", cuối cùng dẫn đến kết cục khiến bao người xót xa.
Trở thành thực tập sinh từ năm 11 tuổi, debut trong nhóm nhạc thần tượng TFBOYS từ năm 13 tuổi, Vương Nguyên và đồng đội trong nhóm cũng là nạn nhân của bạo lực mạng.
Ba cậu bé nhận được không ít lời bình luận ác ý, mạt sát, chửi rủa của anfi-fan ở cái tuổi đáng ra phải vô lo, vô nghĩ.
Bởi vậy, dù chỉ mới 19 tuổi nhưng Vương Nguyên hiểu rõ về hậu quả của bạo lực mạng gây ra đối với nạn nhân. Những chia sẻ đầy thấm thía của cậu khiến nhiều người phải suy ngẫm.
Video phỏng vấn được quay từ tháng 7, khi Vương Nguyên tham dự hoạt động của UNICEF đến các trường học vùng cao.
Bình luận của cư dân mạng:
"Thích 3 chàng nhỏ từ 2014 đến nay vẫn luôn ủng hộ 3 chàng nhỏ. Vì 3 đứa đều đáng yêu, tốt bụng, cố gắng rất nhiều. Cảm ơn những câu nói ý nghĩa của em nhé Vương Nguyên. Giá như biết bao nhiêu người trưởng thành ở ngoài kia hiểu được những điều mà một thiếu niên như em đã hiểu."
"Thật sự những câu nói của Vương Nguyên rất hay và ý nghĩa.
Ttrước đây chưa thành fan chỉ xem vài video phỏng vấn không ngờ cậu ấy mới có mười mấy tuổi mà nói những lời mà không phải người cùng lứa, kể cả lớn hơn cũng chưa chắc có lời nói suy nghĩ trưởng thành và thấu hiểu sự đời như vậy.
Trong các bài văn trên lớp về vấn đề nghị luận xã hội tôi thường trích câu nói của em ấy, xem như tham khảo."
"Trước giờ không theo dõi bạn này, nhưng sẽ vì những lời này mà ủng hộ bạn. Nói rất chính xác."
"Bạo lực mạng là điều ko thể dễ dàng xóa bỏ đi nhưng giảm đi được phần nào hay phần nấy."
"Trong Cbiz, có mấy ai là phải chịu bạo lực mạng ngay từ khi còn rất nhỏ như 3 bạn ấy đâu. Từ những cậu bé 13, 14 tuổi đã phải hứng chịu những lời chỉ trích, chửi rủa, mạt sát chỉ vì là những "đứa trẻ debut làm thần tượng" 7 năm trôi qua, tất cả đều hóa khiên giáp để các cậu ấy kiên cường, trưởng thành hơn."
"Tôi tự hỏi liệu những kẻ đi chỉ trích người khác kia, có khi nào nhìn lại bản thân mình chưa, có khi nào nhìn lại việc mình đã làm chưa hay họ cảm thấy đó là điều đương nhiên, cho rằng bản thân có quyền nhục mạ người khác, họ làm họ vui còn tổn thương thì người khác nhận.
Trước đây đã bao nhiêu người chịu tổn thương mà rơi vào tuyệt vọng, giờ là Sulli, còn sau này sẽ là ai đây...
Bạn có từng nghĩ chỉ một câu nói của bạn sẽ gây đau khổ cho bao nhiêu người không.
Tôi cũng có thần thượng, cái cảm giác nhìn thần tượng của mình đứng trước sóng gió chịu bao nhiêu lời chỉ trích vô căn cứ, không xác thực, thậm chí còn là bịa đặt nó không dễ chịu chút nào.
Tôi chỉ là người gián tiếp bị ảnh hưởng còn cảm thấy khó chịu, còn những người trong cuộc họ cảm thấy thế nào đây. Bạn làm như vậy đáng sao?"
"Cậu bé này nói rất đúng. Nhưng nói thật chỉ nói thì không xi nhê gì đâu.
Có chăng cũng chỉ được mấy hôm rồi dăm ba ngày nửa tháng cũng đâu lại vào đấy.
Nói chung là thói quen khó bỏ rồi. Họ chửi người khác vì họ cho rằng mình đẳng cấp hơn, hiểu biết nhiều hơn.
Thiết nghĩ các trang mạng xã hội hoặc luật pháp nên đề ra biện pháp thật cứng rắn thì may ra mới cải thiện được."
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết Sau cái chết của Sulli, Vương Nguyên kêu gọi chấm dứt bạo lực mạng tại chuyên mục Giải trí của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].