Đến hẹn lại lên, càng đến gần ngày 20/11, chủ đề họp lớp, thăm thầy… lại rần rần xôn xao mạng xã hội nhưng giữa tình hình dịch bệnh, khoảng cách thầy trò lại càng thêm xa xôi cách trở. Dù không phải năm nào ngày Nhà giáo Việt Nam cũng rơi vào cuối tuần như năm nay, nhưng nhiều kế hoạch về trường xưa, thăm lớp cũ lại bị đổ bể bởi dịch Covid-19.
“Mọi năm 20/11 thường trúng ngày thường, bọn em ai cũng bận đi học, đi làm, chỉ có thể gửi thiệp hay video về cho thầy. Năm nay thuận lợi 20/11 vào thứ bảy cuối tuần, cả hội bạn đều đã tiêm đủ hai mũi, tưởng có thể về quê thăm thầy chủ nhiệm. Thế mà dịch lại phức tạp, đành phải lỗi hẹn cùng thầy.” Bạn T.V đang làm nhân viên kiểm toán tại Hà Nội cho biết.
Nhiều người tạm hoãn kế hoạch trở về thăm thầy cô, mái trường xưa vì những lý do khác nhau. Người thì bận công việc vì công ty đang trong giai đoạn phục hồi ở giai đoạn bình thường mới, người thì công tác xa, người lại đang theo đuổi ước mơ ở những chân trời xa xôi, bên ngoài lãnh thổ Việt Nam. Nhưng chắc hẳn, trong mỗi người đều mong muốn dành những điều tốt đẹp nhất cho người thầy, người cô.
“Tôn sư trọng đạo” là truyền thống đẹp, mang đậm giá trị nhân văn của dân tộc. Dành thời gian thăm thầy, thăm cô vào ngày 20/11 hàng năm là việc ai cũng muốn làm nhưng lắm lúc hoàn cảnh không cho phép. Trong thời đại 4.0, người học trò có nhiều cách thể hiện rất riêng, đôi khi là email, cuộc gọi video, đặt hoa tặng thầy dù không về tận nơi.
“Đã hơn 10 năm từ lúc kết thúc cấp ba, mình thường xuyên ở xa nên hàng năm chỉ có gửi hoa, gửi quà và gọi video cho cô. Hội bạn xưa thường trêu cả chục năm không thấy mặt ngày 20/11, mình cũng chạnh lòng nhưng không biết làm sao được. Quan trọng là tình cảm, thầy cô vẫn luôn trong tim mình.” Anh C.T nhân viên truyền thông tại Thành Phố Hồ Chí Minh cho hay.
Cùng chung quan điểm với anh C.T, nhóm bạn học chung cấp ba đang làm việc tại Úc đang tìm một món quà ý nghĩa và phải thật đặc biệt để gửi tặng cô giáo chủ nhiệm.
“Dẫu đi khắp bốn phương trời, cũng không quên lời thầy– chúng mình dù ở xa nhưng vẫn vì những lời dặn của cô thầy, là kim chỉ nam để bọn mình cố gắng nơi xứ người. Năm nay mình đã tìm được món quà đặc biệt, một chương trình của nhà mạng mới Reddi với dải SIM số ý nghĩa trong ngày 20/11”. Một bạn chia sẻ.
Ngày nhà giáo đến rồi, đừng vì khoảng cách, đừng vì dịch mà ngại ngần kết nối với thầy cô. Hòa chung không khí thiêng liêng của tình thầy trò, với mong muốn truyền cảm hứng về lòng biết ơn thầy cô, kết nối tình thầy và trò, nhà mạng Reddi tổ chức chương trình “Reddi Sóng Khỏe - Thầy Trò Vui Vẻ”, đấu giá 99 số điện thoại 055 9XX 2011. 4 số cuối cùng 2011 tượng trưng cho Ngày nhà giáo Việt Nam rất ý nghĩa để người tham gia đấu giá trân quý gửi tặng tới thầy cô của mình.
Đây là chương trình phi lợi nhuận khi số tiền và sim điện thoại đấu giá thành công sẽ được Reddi chuyển đến những người thầy cô của người thắng đấu giá. Chính vì sự đặc biệt của này, nhiều người chia sẻ, 20/11 năm nay, họ sẽ chọn một số trong 99 số điện thoại với đuôi 2011 của Reddi làm quà tặng gửi đến thầy cô.
Lời nhắc nhở chân thành, giản dị nhưng đầy ý nghĩa đến từ nhà mạng Reddi khiến nhiều người thấy xúc động. Công nghệ bây giờ càng ngày càng hiện đại, càng tâm lý, số điện thoại đuôi 2011 từ Reddi không còn những con số khô khan, mà giống như một người đồng hành, nhắn nhủ hãy kết nối, về thăm thầy cô giáo đến rất nhiều thế hệ học trò.
Nhà mạng di động Reddi (thuộc Công ty Mobicast – Thành viên của Tập đoàn Masan) chính thức ra mắt vào ngày 20/11. Nhân dịp ra mắt vào Ngày Nhà giáo Việt Nam, Reddi đầu số 055 tổ chức chương trình Đấu giá chọn sim số ý nghĩa, đuôi 2011 “Reddi sóng khỏe - Thầy trò vui vẻ” để xóa nhòa khoảng cách, gửi tặng và kết nối ngay với thầy cô, tìm về kí ức mái trường xưa.
Xem chi tiết chương trình đấu giá SIM số ý nghĩa của nhà mạng Reddi nhân dịp ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 tại: https://reddiglobal.com/dau-gia-sim
Yến AnhBạn đang xem bài viết Sắp đến 20/11, đừng ngần ngại hãy kết nối, thể hiện tình cảm với thầy cô tại chuyên mục Đời sống của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].