Sai lầm chết người khi ăn ngao ít người biết đến

Ngao là một thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, nếu bạn chế biến và sử dụng không đúng cách sẽ gây hại cho sức khỏe, thậm chí khiến cả gia đình có nguy cơ ngộ độc.

Theo Đông y, ngao có tính hàn, vị ngọt, bổ âm, sáng mắt, hoá đờm, ích tinh, bổ thận. Là món ăn và cũng là bài thuốc thích hợp cho người ho hen, tiểu đường, người bị trĩ, phù nước, trướng bụng, người sưng tuyến giáp trạng, bí tiểu, xơ vữa động mạch, phụ nữ ra nhiều khí hư…   

Trong ngao có chứa vitamin B12 đặc biệt tốt cho trí nhớ và vitamin C giúp làm lành vết thương. Ngoài ra, với những thành phần kháng chất quan trọng như: sắt, kali, canxi ngao còn giúp tăng cường sức khỏe và phòng tránh bệnh tật.

Cùng với cua, tôm, cá thì ngao, hến là một trong những nguồn thực phẩm chứa nhiều chất selen nhất. Selen là dinh dưỡng thiết yếu, hoạt động cùng các loại dinh dưỡng khác để chống lại những cơn căng thẳng do ôxy hóa - một sự mất cân bằng dẫn đến tổn thương xương khớp.  

Chính vì những lý do trên mà không ít người nghĩ rằng ai cũng có thể ăn ngao và tùy tiện chế biến nên dẫn đến những tác hại nguy hiểm đối với sức khỏe. Sau đây là những sai lầm khi ăn ngao ai cũng nên biết để tránh rước bệnh vào thân.  

Những sai lầm khi chế biến và sử dụng ngao 

Ăn ngao không đảm bảo chất lượng

Ngao chết chứa nhiều vi khuẩn độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe.  Do đó, bạn tuyệt đối không được ăn ngao đã chết, dập, nứt vỏ. 

 

sai-lam-khi-che-bien-ngao-3

Nấu ngao chưa đủ chín

Trong ngao ẩn chứa khá nhiều ký sinh trùng. Khi chế biến ngao chưa đủ độ chín, các loại ký sinh trùng này dễ dàng xâm nhập vào cơ thể gây ngộ độc.

Nấu ngao với thực phẩm giàu vitamin C

 Không nên nấu cháo ngao với thực phẩm giàu Vitamin C. Các chất có trong ngao kết hợp với vitamin C dễ gây ngộ độc.

Ăn ngao, hến và uống bia cùng một lúc

Ăn ngao, hến và uống bia cùng lúc, bởi sẽ làm tăng tốc hình thành axit uric dư thừa tích tụ tại các khớp xương hoặc các mô mềm... dẫn tới mắc chứng gút, viêm khớp xương và mô mềm, rất hại cho sức khỏe. 

Ăn cùng hoa quả gây rối loạn tiêu hóa

Tuyệt đối không nên ăn hoa quả ngay sau khi ăn canh ngao hay cháo ngao vì sẽ lạnh bụng, tiêu chảy. Ngoài ra ăn ngao còn ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ canxi, protein có trong con ngao hoặc tạo thành chất không hòa tan gây rối loạn tiêu hóa, buồn nôn.

 Protein trong ngao có thể hấp thu trực tiếp qua đường tiêu hóa nó là dị nguyên, gây dị ứng mạnh. Khi ăn ngao có thể gây dị ứng, thậm chí tiêu chảy, nôn, phát ban. Vì thế những người dị ứng nên cân nhắc ăn. Ngoài ra, người mắc bệnh thận, ăn khó tiêu cũng không nên ăn ngao.

Mẹo chọn ngao tươi ngon

- Dùng tay chạm vào vỏ. Nếu trai tươi sống, vỏ sẽ từ từ khép lại.

- Mùi ngao sống thường không quá nồng nặc, hoặc quá tanh. Ngao biển có mùi nước biển nhiều hơn.

- Không nên mua ngao hến vỏ đã bị sứt, giập, vỡ… vì dễ bị nhiễm các vi khuẩn.

* Mẹo nhỏ: Khi sơ chế, ngâm ngao trong vài giờ với nước vo gạo hoặc vài quả ớt để chúng nhả bớt bùn đất, chất thải và kỳ cọ thật sạch vỏ ngao. 

Linh Hà (T/h)

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính