Hãy lấy một tăm bông ngoáy tai và quan sát màu sắc của ráy tai, bạn sẽ biết nó có ý nghĩa gì.
1. Ráy tai màu xám
Nếu ráy tai bạn có màu xám và không có triệu chứng nào khác thì bạn không cần lo lắng. Đó chỉ là bụi mà thôi.
Ráy tai có màu xám là khá bình thường do không khí trong thành phố ô nhiễm hơn ở nông thôn.
2. Ráy tai có vết máu
Nếu thấy ráy tai có vết máu khi ngoáy tai, có khả năng màng nhĩ đã bị thủng. Trong trường hợp này, tai bạn có thể đang bị nhiễm trùng có thể dẫn đến viêm tai giữa hoặc tệ hơn… Vì thế bạn nên đi đến bác sĩ khi gặp phải tình trạng trên.
3. Ráy tai màu nâu
Nếu thấy ra nhiều ráy tai màu tối, điều đó cho thấy cơ thể bạn đã trải qua một thời gian căng thẳng.
Do đó bạn cần dành vài ngày nghỉ ngơi thư giãn.
4. Ráy tai màu đen
Nếu tình trạng này chỉ xảy ra một lần thì không có gì phải lo lắng.
Tuy nhiên, nếu bạn thấy ngứa nhiều hơn thì bạn nên sớm gặp bác sĩ vì có thể tai bạn đã bị nấm.
5. Ráy tai màu trắng
Ráy tai màu trắng cho thấy cơ thể đang thiếu vitamin và vi chất cần thiết, nhất là sắt và đồng.
Do đó bạn cần bổ sung đậu và yến mạch vào chế độ dinh dưỡng, hoặc uống vitamin bổ sung.
6. Ráy tai có mùi khó chịu
Nếu ráy tai bạn có mùi khó chịu, nặng mùi thì có thể tai giữa của bạn đã bị nhiễm trùng.
Ngoài mùi, bạn cũn có thể nghe thấy tiếng ồn bên trong tai, khi đó bạn nên đi khám bác sĩ.
7. Ráy tai ướt
Nếu ráy tai của bạn bỗng dưng chuyển thành ướt, thì có thể tai đã bị viêm và bạn cần đi khám.
8. Ráy tai khô
Ráy tai khô cho thấy cơ thể đang thiếu chất béo. Bên cạnh đó, cũng có thể bạn bị viêm da hoặc bệnh ngoài da khác, dẫn đến tình trạng da khô.
(Theo Bright Side)
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết Ráy tai có thể nói lên điều gì về sức khỏe của bạn? tại chuyên mục Sống khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].