Rau ngổ là một loại cây gia vị vô cùng quen thuộc đối với mọi người. Bên cạnh việc được sử dụng kết hợp trong các món ăn hằng ngày thì rau ngổ còn được biết đến là một vị thuốc theo Y học dân gian.
1 Rau ngổ là gì?
Rau ngổ thuộc loại thân thảo, mềm xốp được biết đến với tên khoa học là Enydra fluctuans thuộc họ Cúc (Asteraceae). Thân cây phân nhánh thành nhiều nhánh con. Lá mọc đối, mép lá răng cưa. Đây là loại cây ưa nước nên thường xuất hiện ở các đầm lầy, ao hồ, ruộng ngập nước. Toàn cây rau ngổ đều được thu hái, sử dụng làm dược liệu.
Mặc dù vậy, nhưng lá non lại thường được ưa chuộng hơn cả. Các thành phần hoạt chất trong rau ngổ rất đa dạng bao gồm protein, chất xơ, chất khoáng, cellulose, vitamin B, vitamin C, lipid, caroten, glucid, tinh dầu. Đặc biệt là enydrin - chất tạo nên vị đắng của rau ngổ .
Rau ngổ chứa nhiều dưỡng chất như vitamin B, vitamin C, caroten
2 Rau ngổ có tác dụng gì?
Theo Y học cổ truyền
Theo lý luận Y học cổ truyền, rau ngổ có vị mát tính đắng nên thường có các công năng, chủ trị sau đây:
- Lợi tiểu: trị tiểu rắt, tiểu buốt, bí tiểu.
- Chỉ huyết (cầm máu).
- Thanh nhiệt giải độc.
- Thông hoạt trung tiện, tức là giúp cơ thể loại bỏ những khí tích tụ do quá trình tiêu hóa ví dụ như đầy hơi.
- Chữa sỏi thận, sỏi túi mật.
- Trị nổi ban đỏ ngoài da, bệnh Herpes .
Rau ngổ được dùng để chữa sỏi thận, sỏi túi mật
Theo Y học hiện đại
Các nghiên cứu, thực nghiệm đã chỉ ra các vai trò dược lý tiềm năng của rau ngổ: :
- Kháng viêm: các hoạt chất flavonoid (baicalein), coumarin hiện diện trong rau ngổ ức chế COX-2 và 5-LOX giúp nâng cao các hoạt động chống viêm của cơ thể.
- Hoạt động ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư: flavonoid (baicalein, nevadensin) có khả năng chống oxy hóa, loại bỏ gốc tự do cao, làm giảm đáng kể kích thước khối u.
- Kháng khuẩn: rau ngổ có phổ tác dụng trên nhiều loại vi khuẩn gram dương và gram âm.
- Lợi tiểu: rau ngổ với tác dụng giãn mạch máu nên làm tăng lưu lượng máu đến thận, thúc đẩy chức năng lọc cầu thận và chống lại hiện tượng co thắt cơ trơn. Chính điều này tạo điều kiện cho sỏi đi ra ngoài khi đi tiểu.
Flavonoid được chiết từ rau ngổ có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, giảm đau
3 Liều dùng của rau ngổ
Trong trường hợp dùng ngoài, thì không kể liều lượng. Nhưng nếu dùng bằng đường uống, liều lượng được khuyến cáo là 12-20g dưới dạng thuốc sắc, có thể điều chỉnh liều lượng cho phù hợp với mục đích điều trị .
4 Một số bài thuốc có sử dụng rau ngổ
Rau ngổ có thể dùng ở dạng đơn dược hoặc phối hợp với các dược liệu khác trong các bài thuốc sau:
Bài thuốc trị bí tiểu, bí trung tiện, tiểu ra máu, băng huyết ở phụ nữ sau sinh do nóng
Đối với phụ nữ sau sinh, khi gặp các triệu chứng bí tiểu, bí trung tiện, tiểu ra máu, băng huyết do nóng có thể giã nát 30g rau ngổ. Sau đó, tiến hành đun sôi để nguội, lọc lấy nước uống. Bạn có thể thêm một ít đường để dễ uống.
Bài thuốc gồm rau ngỗ giã nát dùng trị tiểu ra máu
Bài thuốc trị bệnh ho lâu ngày
Để chữa bệnh ho lâu ngày, bạn nên giã nát 50g rau ngổ với 3-5 hạt muối hột. Vắt lấy nước cốt để dùng khi vừa mới ngủ dậy, chưa đánh răng. Theo dõi hiệu quả trong 15 ngày.
Rau ngổ phối hợp với muối hột để trị ho lâu ngày
Bài thuốc chữa đầy bụng, ăn uống không tiêu
Khi phối hợp 16g rau ngổ trâu, 15g hoàng hoa thái. Sau đó, sắc thuốc với 750ml nước đến khi còn khoảng 250ml. Gạn thuốc và chia làm 2 lần để sử dụng trong một ngày. Sử dụng đến khi các triệu chứng tiêu hóa trở lại bình thường.
Rau ngổ cải thiện sức khỏe tiêu hóa
Bài thuốc trị bệnh sỏi thận
Đối với việc điều trị sỏi thận, bạn có thể áp dụng bài thuốc sau:
- Cách 1: Giã nát 20-30g dược liệu tươi. Vắt lấy nước cốt rồi pha với một ít nước đun sôi, để nguội và dùng 1 ly/ngày.
- Cách 2: Xay nhuyễn rau ngổ tươi với một ít muối và nước. Chia hỗn hợp này thành 2 phần sử dụng trong 1 ngày. Nên uống liên tục trong 7 ngày liên tiếp để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
- Cách 3: Nấu 20g rau ngổ tươi. Để nguội, tiến hành gạn nước và sử dụng như trà.
- Cách 4: Phối hợp nấu rau ngổ trâu, râu ngô và bông xa tiền với các lượng bằng nhau. Sử dụng hỗn hợp này mỗi ngày.
Rau ngổ hỗ trợ điều trị sỏi thận
Bài thuốc trị bệnh ung thư dạ dày và ung thư tiền liệt tuyến
Trong điều trị các bệnh ung thư như ung thư dạ dày, ung thư tiền liệt tuyến bạn có thể áp dụng bài thuốc gồm:
- 100g rau ngổ trâu.
- 50g lá non của cây xuân hoa (hoàn ngọc).
- 1 giọt mật gấu nguyên chất.
Chế biến: Giã nát rau ngổ và lá cây xuân hoa. Vắt lấy nước cốt, sau đó trộn với mật gấu và ăn mỗi ngày vào lúc 12 giờ đêm trong 60 ngày liên tục. Lưu ý: trong thời gian dùng thuốc phải tránh ăn hải sản và một số loại trái cây họ cam/quýt, quả mãng cầu ta. Nên ăn quả lựu, mãng cầu xiêm sẽ tốt hơn cho sức khỏe.
Phối hợp rau ngổ, lá xuân hoa, mật gấu trong hỗ trợ điều trị ung thư dạ dày
Bài thuốc chữa ho, chảy nước mũi
Sắc thuốc với thành phần gồm 15 – 30g ngổ trâu tươi trong 20 phút. Dùng 4 lần/ngày để làm giảm các triệu chứng ho, chảy nước mũi.
Chế biến ngổ trâu theo phương pháp sắc thuốc giúp điều trị chảy nước mũi
Bài thuốc chữa phát ban, mụn rộp
Bài thuốc dùng ngoài chữa phát ban, mụn rộp được áp dụng bằng cách giã nát rau ngổ tươi đắp vào vùng bị tổn thương khoảng 20 phút mỗi ngày. Lượng rau ngổ được sử dụng tùy vào diện tích da bị bệnh.
Giã nát rau ngổ tươi và đắp lên vùng da bị tổn thương trong điều trị phát ban
Bài thuốc trị đái dầm
Để trị đái dầm, bạn nên phối hợp 20g rau ngổ, 20g mùi tàu, 20g cỏ mần trầu, 10g cỏ sữa lá nhỏ. Thái nhỏ các dược liệu, sau đó đem phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml. Dùng 3-4 lần và sau các bữa ăn chiều.
Bài thuốc gồm rau ngổ, mùi tàu, cỏ mần trầu, cỏ sữa lá nhỏ chữa đái dầm
Bài thuốc trị đái ra máu
Phơi khô rau ngổ, cỏ tháp bút, rễ cỏ tranh đã được thái nhỏ mỗi vị 10g. Tiến hành tẩm rượu, sao vàng rồi sắc uống mỗi ngày hai lần để trị đái ra máu.
Bài thuốc rau ngổ phối hợp dược liệu khác trị đái ra máu
Bài thuốc trị ban đỏ
Khi xuất hiện của triệu chứng của ban đỏ, bạn có thể áp dụng bài thuốc gồm:
- Rau ngổ 20g
- Dây vác tía 20g
- Măng sậy 10g
- Đọt tre mỡ 10g
Rửa sạch, thái nhỏ, sắc uống trong ngày.
Rau ngổ giúp thuyên giảm triệu chứng của ban đỏ
5 Lưu ý khi sử dụng rau ngổ
Khi sử dụng các loại dược liệu, việc tuân thủ đúng liều lượng, cách sử dụng và tần suất uống là rất quan trọng. Đồng thời, cần lưu ý đến đối tượng đặc biệt để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
- Không sử dụng cho phụ nữ mang thai vì trong rau ngổ có chứa các chất làm giãn cơ phủ tạng có thể gây sảy thai.
- Rau ngổ thường mọc ở những nơi ẩm ướt và đây cũng chính là môi trường cho các ký sinh trùng, vi khuẩn, vi nấm phát triển. Vì vậy, khi sử dụng cần phải rửa thật sạch bằng cách ngâm với nước muối pha loãng, thuốc tím hoặc nhúng nước ấm 45 độ C.
- Khi dùng rau ngổ trong điều trị bệnh cho trẻ thì cần có sự tư vấn từ bác sĩ điều trị.
- Cần phải kiêng quýt, cam, bưởi, hồng chín, hải sản nếu dùng rau ngổ hỗ trợ các phác đồ điều trị ung thư.
- Trong quá trình sử dụng, cần theo dõi an toàn và hiệu quả của rau ngổ. Tương tác giữa rau om và các loại thuốc khác chưa được báo cáo. Tuy nhiên, vẫn cần thận trọng khi sử dụng rau om cùng với bất kỳ loại thảo dược, thuốc, vitamin hoặc thực phẩm chức năng nào.
- Một số người có thể phản ứng dị ứng với rau om và gây ra các tác dụng không mong muốn như mẩn ngứa, đỏ và sưng da, môi, lưỡi, hoặc khó thở. Đối với những người có tiền sử dị ứng, cần thận trọng khi sử dụng rau om để tránh những phản ứng không mong muốn.
- Nhiều người thường nhầm lẫn giữa rau ngổ trâu và rau om vì chúng có hình dạng khá tương tự nhau. Tuy nhiên, chúng hoàn toàn là hai loại cây khác nhau. Rau ngổ trâu có thân to hơn, lá dài và màu xanh đậm hơn so với rau om. Để tránh sử dụng nhầm dược liệu, cần phải phân biệt cẩn thận giữa hai loại cây này.
Xem thêm:
- 11 tác dụng của dầu gấc đối với sức khỏe bạn cần biết
- Cỏ lúa mạch là gì? 10 tác dụng của cỏ lúa mạch đối với sức khỏe bạn cần biết
Rau ngổ thân thuộc với mọi nhà, được coi là vị thuốc trong hỗ trợ điều trị, phòng ngừa các bệnh. Tuy nhiên, không nên lạm dụng rau ngổ mà cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ để tránh các tác dụng phụ. Nếu thấy thông tin trên bổ ích, hãy chia sẻ cho người thân, bạn bè nhé!
Bạn đang xem bài viết Rau ngổ có tác dụng gì? Công dụng và liều dùng rau ngổ tại chuyên mục Khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].